Ôn tập chương 1. Số tự nhiên

Chương 1. SỐ TỰ NHIÊN

Các nội dung chính:

• Tập hợp và phần tử của tập hợp. Tập hợp ℕ và ℕ*.

• Các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.

• Tính chất chia hết. Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

• Ước, ước chung và ước chung lớn nhất.

• Bội, bội chung và bội chung nhỏ nhất.

1. Tập hợp và phần tử thuộc tập hợp

Cho tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử

Tập hợp A gồm các môn thể thao chạy bộ, bơi lội, bóng đá. Ta viết: A = {chạy bộ; bơi lội; bóng đá}.

Cho tập hợp bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử

Tập hợp B gồm các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 100. Ta viết: B = {x | x ∈ ℕ , 5 < x < 100}.

Phần tử thuộc tập hợp

Cho tập hợp C = {1; 4; 7; 2; 0}. Ta có:

• 2 là phần tử của tập hợp A, nghĩa là 2 thuộc tập hợp A. Ta viết: 2 ∈ A;

• 5 không là phần tử của tập hợp A, nghĩa là 5 không thuộc tập hợp A. Ta viết: 5 ∉ A.

Tập hợp ℕ và ℕ*

Tập hợp các số tự nhiên, kí hiệu là , tức là ℕ = { 0; 1; 2; 3; 4; … }.

Tập hợp các số tự nhiên khác 0, kí hiệu là ℕ*, tức là ℕ* = { 1; 2; 3; 4; … }.

Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số:

5 0 . . . . . . 1 2 3 4

2. Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia

Phép tính Cách viết Gọi tên Điều kiện
Cộng a + b = c a, b là số hạng và c là tổng  
Trừ a - b = c a là số bị trừ, b là số trừ và c là hiệu a ≥ b
Nhân a . b = c a, b là thừa số và c là tích  
Chia a : b = c (dư r) a là số bị chia, b là số chia và c là thương, r là số dư b ≠ 0 và 0 ≤ r < b

3. Phép tính nâng lên lũy thừa

an =  $\underbrace{a.a....a}$
  n thừa số a

an đọc là a mũ n hoặc a lũy thừa n hoặc lũy thừa bậc n của a.

Trong an , số a gọi là cơ số và số n gọi là số mũ.

Nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số

am . an = am + n ;

am : an = am - n  (với a ≠ 0 và m ≥ n) ;

a1 = a ;

a0 = 1 (với a ≠ 0).

4. Tính chất chia hết

Phép chia hết

a : b = c , ta nói: a chia hết cho b, kí hiệu a ⋮ b, khi đó a = b.c .

Tính chất chia hết

Nếu a ⋮ m và b ⋮ m thì :

• (a + b)  ⋮ m ;

• (a - b)  ⋮ m (với a ≥ b).

5. Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9

Số a chia hết cho Dấu hiệu
2 a có chữ số hàng đơn vị là chữ số chẵn (0 ; 2; 4; 6; 8)
5 a có chữ số hàng đơn vị là 0 hoặc 5
3 a có tổng các chữ số chia hết cho 3
9 a có tổng các chữ số chia hết cho 9

6. Ước, ước chung và ước chung lớn nhất

Ước của một số

a ⋮ b thì b gọi là ước của a.

a ⋮ 1 nên số 1 là ước của mọi số tự nhiên.

Để tìm tất cả các ước của a, ta lấy a chia lần lượt cho các số tự nhiên từ 1 đến a. Khi đó, số chia trong phép chia hết là ước của a.

Ước chung của hai số

Số m vừa là ước của a vừa là ước của b. Ta gọi mước chung của a và b.

Tập hợp các ước chung của a và b, kí hiệu là ƯC(a, b).

Ước chung lớn nhất của hai số

Trong tập hợp ƯC(a, b) thì số lớn nhất được gọi là ước chung lớn nhất của a và b, kí hiệu là ƯCLN(a, b).

Cách tìm ước chung lớn nhất của các số

Bước 1: Phân tích các số ra thừa số nguyên tố.

Bước 2: Chọn các thừa số nguyên tố chung.

Bước 2: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất.

Chú ý:

• Nếu các số không có thừa số nguyên tố chung thì ước chung lớn nhất là số 1.

• Nếu ƯCLN(a, b) = 1 thì ab gọi là hai số nguyên tố cùng nhau.

• Nếu a ⋮ b thì ƯCLN(a, b) = b.

Cách tìm ước chung của a và b

Bước 1: Tìm ƯCLN(a, b). Ta được ƯCLN(a, b) = m.

Bước 2: Tìm tập hợp tất cả các ước của m, kí hiệu là Ư(m).

Khi đó, tập hợp ƯC(a, b) = Ư(m).

7. Bội, bội chung và bội chung nhỏ nhất

Bội của một số

a ⋮ b thì a gọi là bội của b.

0 ⋮ b (với b ≠ 0) nên số 0 là bội của mọi số tự nhiên khác 0.

Để tìm các bội của b (với b ≠ 0), ta nhân b lần lượt với 0, 1, 2, 3, ... .Khi đó, ta được các tích tương ứng 0, b, 2b, 3b, ...  là các bội của b.

Nhận xét: Có vô số số là bội của b.

Bội chung của hai số

Số m vừa là bội của a vừa là bội của b. Ta gọi mbội chung của a và b.

Tập hợp các bội chung của a và b, kí hiệu là BC(a, b).

Bội chung nhỏ nhất của hai số

Trong tập hợp BC(a, b) thì số nhỏ nhất khác 0 được gọi là bội chung nhỏ nhất của a và b, kí hiệu là BCNN(a, b).

Cách tìm bội chung nhỏ nhất của các số

Bước 1: Phân tích các số ra thừa số nguyên tố.

Bước 2: Chọn các thừa số nguyên tố chung và riêng.

Bước 2: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất.

Chú ý:

• Nếu ƯCLN(a, b) = 1 thì BCNN(a, b) = a.b;

• Nếu a ⋮ b thì BCNN(a, b) = a.

Cách tìm bội chung của a và b

Bước 1: Tìm BCNN(a, b). Ta được BCNN(a, b) = m.

Bước 2: Tìm tập hợp tất cả các bội của m, kí hiệu là B(m).

Khi đó, tập hợp BC(a, b) = B(m).


Xem thêm các bài học khác :

Chương 1. SỐ TỰ NHIÊN

Bài 1. Tập hợp. Phần tử của tập hợp
Bài 2. Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên
Bài 3. Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên
Bài 4. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Bài 5. Thứ tự thực hiện các phép tính
Bài 6. Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng
Bài 7. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Bài 9. Ước và bội
Bài 10. Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Bài 11. Hoạt động thực hành và trải nghiệm
Bài 12. Ước chung. Ước chung lớn nhất
Bài 13. Bội chung. Bội chung nhỏ nhất
Bài 14. Hoạt động thực hành và trải nghiệm
Ôn tập chương 1. Số tự nhiên