Bài 6. Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng

Chương 1. SỐ TỰ NHIÊN

Có thể chia đều 7 quyển vở cho 3 bạn được không?

1. Chia hết và chia có dư

Cho hai số tự nhiên a và b (với b ≠ 0). Ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r để a = b . q + r (với 0 ≤ r < b), ta gọi qr lần lượt là thươngsố dư trong phép chia a cho b.

• Nếu r = 0, tức a = b . q, ta nói a chia hết cho b, kí hiệu a ⋮ b và ta có phép chia hết a : b = q.

• Nếu r ≠ 0, ta nói a không chia hết cho b, kí hiệu a ⋮/b và ta có phép chia có dư.

Ví dụ

a) Hãy tìm số dư trong phép chia mỗi số sau đây cho 3: 255; 157; 5105.

b) Có thể sắp xếp cho 17 bạn vào 4 xe taxi được không? Biết rằng mỗi xe taxi chỉ chở được không quá 4 bạn.

Giải

a) • 255 = 3.85 . Vậy 255 chia 3 có số dư là 0.

• 157 = 3.52 + 1 . Vậy 157 chia 3 có số dư là 1.

• 5105 = 3.1701 + 2 . Vậy 5105 chia 3 có số dư là 2.

b) Mỗi xe taxi chỉ chở được không quá 4 bạn nên 4 xe taxi chở nhiều nhất là 4.4 = 16 (bạn).

Vậy không thể sắp xếp cho 17 bạn vào 4 xe taxi.

2. Tính chất chia hết của một tổng

Cho a, b, n là các số tự nhiên (với n ≠ 0).

• Nếu a ⋮ n thì (a . b) ⋮ n.

• Nếu a ⋮ n và b ⋮ n thì (a + b) ⋮ n.

• Nếu a ⋮ n và b ⋮ n thì (a - b) ⋮ n (với a ≥ b).

• Nếu a ⋮̸ n và b ⋮ n thì (a + b) ⋮̸ n.

• Nếu a ⋮̸ n và b ⋮ n thì (a - b) ⋮̸ n (với a > b).

Tổng quát:

• Trong một tổng, nếu mọi số hạng chia hết cho n thì tổng cũng chia hết cho n.

• Trong một tổng, nếu chỉ có đúng một số hạng không chia hết cho n và các số hạng còn lại chia hết cho n thì tổng không chia hết cho n.

Ví dụ

1)

a) Không thực hiện phép tính, xét xem các tổng, hiệu sau có chia hết cho 4 không? Tại sao?

1200 + 440;        400 - 324;        2.3.4.6 + 27.

b) Tìm hai ví dụ về tổng hai số chia hết cho 5 nhưng các số hạng của tổng lại không chia hết cho 5.

Giải

a) • 1200 ⋮ 4 và 440 ⋮ 4 nên (1200 + 440) ⋮ 4.

• 400 ⋮ 4 và 324 ⋮ 4 nên (400 - 324) ⋮ 4.

• 2.3.4.6 ⋮ 4 và 27 ⋮̸ 4 nên (2.3.4.6 + 27) ⋮̸ 4.

b) • 7 ⋮̸ 5 và 8 ⋮̸ 5 nhưng (7 + 8) ⋮ 5.

• 11 ⋮̸ 5 và 9 ⋮̸ 5 nhưng (11 + 9) ⋮ 5.

 

2) Cho tổng A = 12 + 14 + 16 + x, x là số tự nhiên. Tìm x để A chia hết cho 2; A không chia hết cho 2.

Giải

Ta có: 12 ⋮ 2; 14 ⋮ 2; 16 ⋮ 2.

Để A ⋮ 2 thì x ⋮ 2. Vậy x ∈ {0; 2; 4; 6; 8; 10; …} hay x là số chẵn.

Để A ⋮̸ 2 thì x ⋮̸ 2. Vậy x ∈ {1; 3; 5; 7; 9; 11; …} hay x là số lẻ.


Xem thêm các bài học khác :

Chương 1. SỐ TỰ NHIÊN

Bài 1. Tập hợp. Phần tử của tập hợp
Bài 2. Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên
Bài 3. Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên
Bài 4. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Bài 5. Thứ tự thực hiện các phép tính
Bài 6. Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng
Bài 7. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Bài 9. Ước và bội
Bài 10. Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Bài 11. Hoạt động thực hành và trải nghiệm
Bài 12. Ước chung. Ước chung lớn nhất
Bài 13. Bội chung. Bội chung nhỏ nhất
Bài 14. Hoạt động thực hành và trải nghiệm
Ôn tập chương 1. Số tự nhiên