Làm thế nào để tìm được số lớn nhất vừa là ước của 504, vừa là ước của 588?
Ước chung của các số
là ước của tất cả các số đó.
Tập hợp các ước chung của a và b, kí hiệu là ƯC(a, b)
.
x ∈ ƯC(a, b) thì x là ước của a (hay a ⋮ x) và x là ước của b (hay b ⋮ x).
• Tìm Ư(a) và Ư(b).
• Tìm những phần tử chung của Ư(a) và Ư(b).
1) Các khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
a) 6 ∈ ƯC(24, 30); b) 6 ∈ ƯC(28, 42); c) 6 ∈ ƯC(18, 24, 42).
Giải
a) 24 ⋮ 6 và 30 ⋮ 6 nên 6 ∈ ƯC(24, 30).
Vậy 6 ∈ ƯC(24, 30) là khẳng định đúng.
b) 28 ⋮̸ 6 nên 6 ∉ ƯC(24, 30).
Vậy 6 ∈ ƯC(28, 42) là khẳng định sai.
a) 18 ⋮ 6 và 24 ⋮ 6 và 42 ⋮ 6 nên 6 ∈ ƯC(18, 24, 42).
Vậy 6 ∈ ƯC(18, 24, 42) là khẳng định đúng.
2) Tìm ước chung của:
a) 36 và 45; b) 18, 36 và 45.
Giải
a) • Ư(36) = {1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18; 36}.
• Ư(45) = {1; 3; 5; 9; 15; 45}.
Vậy ƯC(36, 45) = {1; 3; 9}.
b) • Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}.
• Ư(36) = {1; 2; 3; 4; 6; 9; 12; 18; 36}.
• Ư(45) = {1; 3; 5; 9; 15; 45}.
Vậy ƯC(18, 36, 45) = {1; 3; 9}.
Viết ƯC(24, 30) và từ đó chỉ ra ƯCLN(24, 30).
Giải
• Ư(24) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}.
• Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}.
Do đó, ƯC(24, 30) = {1; 2; 3; 6}
Trong ƯC(24, 30), ta thấy 6 là ước lớn nhất. Vậy ƯCLN(24, 30) = 6.
• Muốn tìm ƯCLN của các số (lớn hơn 1), ta làm ba bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm.
• Nếu hai số a và b không có thừa số nguyên tố chung thì ƯCLN(a, b) = 1.
• Nếu ƯCLN(a, b) = 1 thì ta nói a và b là hai số nguyên tố cùng nhau
.
• Nếu a ⋮ b thì ƯCLN(a, b) = b.
Tìm ƯCLN(24, 60); ƯCLN(14, 33); ƯCLN(90,135, 270).
Giải
• 24 = 23.3; 60 = 22.3.5.
Vậy ƯCLN(24, 60) = 22.3 = 12.
• 14 = 2.7; 33 là số nguyên tố.
Vậy ƯCLN(14, 33) = 1.
• 90 = 2.32.5; 135 = 33.5; 270 = 2.33.5 .
Vậy ƯCLN(90,135, 270) = 32.5 = 45.
• Phân số tối giản
là phân số có tử và mẫu là hai số nguyên tố cùng nhau.
• Để rút gọn một phân số thành phân số tối giản, ta chia cả tử và mẫu của phân số cho ƯCLN của chúng.
Ta có: ƯCLN(a, b) = m; $\frac{a}{b}=\frac{a:m}{b:m}$.
Rút gọn các phân số sau: $\frac{24}{108};\frac{80}{32}$.
Giải
• 24 = 23.3; 108 = 22.33 . Ta có ƯCLN(24; 108) = 22.3 = 12.
$\frac{24}{108}=\frac{24:12}{108:12}=\frac{2}{9}$.
• 80 = 24.5; 32 = 25. Ta có ƯCLN(80; 32) = 24 = 16.
$\frac{80}{32}=\frac{80:16}{32:16}=\frac{5}{2}$.
Xem thêm các bài học khác :