Ước và bội có "họ hàng" với nhau không nhỉ?
1) Chọn từ thích hợp trong các từ ước
, bội
thay thế ?
ở mỗi câu sau để có khẳng định đúng.
a) 48 là ?
của 6; b) 12 là ?
của 48; c) 48 là ?
của 48; d) 0 là ?
của 48.
2) Hãy chỉ ra các ước của 6.
3) Số 24 là bội của những số nào?
Giải
1)
a) 48 ⋮ 6 nên 48 là bội của 6;
b) 48 ⋮ 12 nên 12 là ước của 48;
c) 48 ⋮ 48 nên 48 là ước của 48 (hoặc 48 là bội của 48);
d) 0 ⋮ 48 nên 0 là bội của 48.
2) Số 6 lần lượt chia hết cho 1, 2, 3, 6.
Vậy Ư(6) = {1; 2; 3; 6}.
3) Số 24 lần lượt chia hết cho 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24.
Vậy số 24 là bội của các số 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24.
Muốn tìm các ước của số tự nhiên a (với a > 1), ta lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a. Khi đó a chia hết cho số nào thì số đó là ước của a.
Hãy tìm các tập hợp sau:
a) Ư(17); b) Ư(20).
Giải
a) Lấy 17 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 17, ta thấy 17 chia hết cho các số 1; 17.
Vậy Ư(17) = {1; 17}.
b) Lấy 20 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 20, ta thấy 20 chia hết cho các số 1; 2; 4; 5; 10; 20.
Vậy Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}.
Muốn tìm các bội của số tự nhiên a khác 0, ta nhân a lần lượt với 0, 1, 2, 3, … .
Chú ý: Bội của a có dạng tổng quát là a . k (với k ∈ ℕ). Ta viết B(a) = {a.k | k ∈ ℕ}.
Hãy tìm các tập hợp sau:
a) B(4); b) B(7).
Giải
a) Lấy 4 lần lượt nhân với các số 0; 1; 2; 3; … ta được: 0; 4; 8; 12; …
Vậy B(4) = {0; 4; 8; 12;… }.
b) Lấy 7 lần lượt nhân với các số 0; 1; 2; 3; … ta được: 0; 7; 14; 21; …
Vậy B(7) = {0; 7; 14; 21; … }.
Xem thêm các bài học khác :