Bài 3. Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên

Chương 1. SỐ TỰ NHIÊN

Cho T = 11 x (2 001 + 2 003 + 2 007 + 2 009) + 89 x (2 001 + 2 003 + 2 007 + 2 009).

Có cách nào tính nhanh giá trị của biểu thức T không?

1. Phép cộng và phép nhân

• Trong phép cộng: a + b = c, ta gọi: absố hạng, ctổng của a và b.

• Trong phép nhân: a x b = c, ta gọi: abthừa số, ctích của a và b.

Chú ýdấu nhân x có thể thay bằng . .Trong một tích, các thừa số bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể bỏ dấu nhân. Ví dụ: a x b viết là a . b hay ab; 6 x a x b viết là 6 . a . b hay 6ab;

Ví dụ

An có 100 000 đồng để mua đồ dùng học tập. An đã mua 5 quyển vở, 6 cái bút bi và 2 cái bút chì. Biết rằng mỗi quyển vở có giá 6 000 đồng, mỗi cái bút bi hoặc bút chì có giá 5 000 đồng. Hỏi An còn lại bao nhiêu tiền?

Giải

Số tiền An đã mua đồ dùng học tập là: 

5 . 6 000 + 6 . 5 000 + 2 . 5 000 = 70 000 (đồng).

Số tiền còn lại của An là: 

100 000 – 70 000 = 30 000 (đồng)

Vậy An còn lại 30 000 đồng.

2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên

Với a, b, c là các số tự nhiên, ta có:

• Tính chất giao hoán:

a + b = b + a

a . b = b . a

• Tính chất kết hợp:

(a + b) + c = a + (b + c)

(a . b) . c = a . (b . c)

• Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

a . (b + c) = a . b + a . c

• Tính chất cộng với số 0, nhân với số 1:

a + 0 = a

a . 1 = a

• Nếu a . b = 0 thì hoặc a = 0 hoặc b = 0.

Ví dụ

Có thể thực hiện phép tính sau như thế nào cho hợp lí?

T = 11.(1 + 3 + 7 + 9) + 89.(1 + 3 + 7 + 9).

Giải

T = 11.(1 + 3 + 7 + 9) + 89.(1 + 3 + 7 + 9)

 = 11.20 + 89.20

 = 20.(11 + 89) = 20.100 = 2 000.

3. Phép trừ và phép chia hết

• Trong phép trừ: a - b = c (với a ≥ b), ta gọi asố bị trừbsố trừ, chiệu của phép trừ a cho b.

• Trong phép chia hết: a : b = c (với b ≠ 0), ta gọi asố bị chiabsố chia, cthương của phép chia a cho b.

Cách tìm số x, thỏa mãn:

a + x = b thì x = b - a;

a . x = b thì x = b : a.

Chú ý: Phép nhân cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ:

a . (b - c) = a . b - a . c

Ví dụ

1) Nhóm Lan dự định thực hiện một kế hoạch nhỏ với số tiền cần có là 200 000 đồng. Hiện tại các bạn đang có 80 000 đồng. Các bạn cần thực hiện gây quỹ thêm bằng cách thu lượm và bán giấy vụn, mỗi tháng được 20 000 đồng.

a) Số tiền hiện tại các bạn còn thiếu là bao nhiêu?

b) Số tiền còn thiếu cần phải thực hiện gây quỹ trong mấy tháng?

Giải

a) Số tiền hiện tại các bạn còn thiếu là 200 000 - 80 000 = 120 000 (đồng).

b) Số tháng thực hiện gây quỹ thêm là: 120 000 : 20 000 = 6 (tháng).

Vậy số tiền còn thiếu cần phải thực hiện gây quỹ trong 6 tháng.

 

2) Năm nay An 12 tuổi, mẹ An 36 tuổi.

a) Hỏi bao nhiêu năm nữa thì số tuổi của An bằng số tuổi của mẹ năm nay?

b) Năm nay số tuổi của mẹ An gấp mấy lần số tuổi của An?

Giải

a) Số tuổi của mẹ hơn số tuổi của An là: 36 - 12 = 24 (tuổi).

Vậy 24 năm nữa thì số tuổi của An bằng số tuổi của mẹ năm nay.

b) Năm nay số tuổi của mẹ gấp số tuổi của An là: 36 : 12 = 3 (lần).

Vậy năm nay số tuổi của mẹ An gấp 3 lần số tuổi của An.


Xem thêm các bài học khác :

Chương 1. SỐ TỰ NHIÊN

Bài 1. Tập hợp. Phần tử của tập hợp
Bài 2. Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên
Bài 3. Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên
Bài 4. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Bài 5. Thứ tự thực hiện các phép tính
Bài 6. Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng
Bài 7. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Bài 9. Ước và bội
Bài 10. Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Bài 11. Hoạt động thực hành và trải nghiệm
Bài 12. Ước chung. Ước chung lớn nhất
Bài 13. Bội chung. Bội chung nhỏ nhất
Bài 14. Hoạt động thực hành và trải nghiệm
Ôn tập chương 1. Số tự nhiên