Bài 6. Thứ tự thực hiện các phép tính

CHƯƠNG I. SỐ TỰ NHIÊN

1. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không chứa dấu ngoặc

• Khi biểu thức chỉ có các phép tính +- hoặc chỉ có các phép tính .: , ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

• Khi biểu thức có các phép tính +, -, . , : , an , ta thực hiện phép tính an trước, rồi đến .:, cuối cùng đến +-.

Ví dụ

Tính giá trị của biểu thức:

a) 507 - 159 - 59;

b) 180 : 6 : 3;

c) 18 - 4.3 : 6 + 12;

d) 43:8 . 32 - 52 + 9.

Giải:

a) 507 - 159 - 59

 = 348 - 59 = 289.

b) 180 : 6 : 3

 = 30 : 3 = 10.

c) 18 - 4.3 : 6 + 12

 = 18 - 12 : 6 + 12

 = 18 - 2 + 12

 = 16 + 12 = 28.

d) 43:8 . 32 - 52 + 9

 = 64:8 . 9 - 25 + 9

 = 8.9 - 25 + 9

 = 72 - 25 + 9

 = 47 + 9 = 56.

2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức chứa dấu ngoặc

Nếu biểu thức chứa các dấu ngoặc (), [], {} thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc () trước, rồi đến [], cuối cùng đến {}.

Ví dụ

Tính giá trị của biểu thức:

a) 15 + (39 : 3 - 8).4;

b) 35 - {5 . [(16 + 12) : 4 + 3] - 2.10}.

Giải:

a) 15 + (39 : 3 - 8).4

 = 15 + (13 - 8).4

 = 15 + 5.4

 = 15 + 20

 = 35.

b) 35 - {5 . [(16 + 12) : 4 + 3] - 2.10}

 = 35 - {5 . [28 : 4 + 3] - 2.10}

 = 35 - {5 . [7 + 3] - 2.10}

 = 35 - {5.10 - 2.10}

 = 35 - {50 - 20}

 = 35 - 30

 = 5.


Xem thêm các bài học khác :

CHƯƠNG I. SỐ TỰ NHIÊN

Bài 1. Tập hợp
Bài 2. Tập hợp các số tự nhiên
Bài 3. Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên
Bài 4. Phép nhân, phép chia các số tự nhiên
Bài 5. Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên
Bài 6. Thứ tự thực hiện các phép tính
Bài 7. Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết
Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Bài 9. Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Bài 10. Số nguyên tố. Hợp số
Bài 11. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Bài 12. Ước chung và ước chung lớn nhất
Bài 13. Bội chung và bội chung nhỏ nhất
Ôn tập chương I