Bài 12. Ước chung và ước chung lớn nhất

CHƯƠNG I. SỐ TỰ NHIÊN

1. Ước chung và ước chung lớn nhất

• Số tự nhiên n gọi là ước chung của hai số a và b nếu n vừa là ước của a vừa là ước của b.
Tập hợp các ước chung của a và b, kí hiệu là ƯC(a, b).

Số lớn nhất trong các ước chung của a và b, gọi là ước chung lớn nhất của a và b, kí hiệu là ƯCLN(a, b).

Ví dụ

1)

a) Số 8 có phải là ước chung của 24 và 56 không? Vì sao?

b) Số 8 có phải là ước chung của 14 và 48 không? Vì sao?

Giải

a) 24 ⋮ 8 nên 8 là ước của 24;
56 ⋮ 8 nên 8 là ước của 56.
Vậy 8 là ước chung của 24 và 56.

b) 14 ⋮/8 nên 8 không phải là ước của 14.
Vậy 8 không phải là ước chung của 14 và 48.

 

2) Số 7 có phải là ước chung của 14, 49, 63 không? Vì sao?

Giải

14 ⋮ 7 nên 7 là ước của 14;
49 ⋮ 7 nên 7 là ước của 49;
63 ⋮ 7 nên 7 là ước của 63.
Vậy 7 là ước chung của 14, 49 và 63.

2. Tìm ước chung lớn nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố

Cách tìm ước chung lớn nhất của các số:

Bước 1. Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố

Bước 2. Chọn ra các thừa số nguyên tố chung

Bước 3. Với mỗi thừa số nguyên tố chung, ta chọn lũy thừa với số mũ nhỏ nhất

Bước 4. Lấy tích của các lũy thừa đã chọn, ta có ƯCLN của các số cần tìm.

Chú ý: Cho hai số a, b

• Nếu a và b không có thừa số nguyên tố chung thì ƯCLN(a, b) = 1.

• Nếu a ⋮ b thì ƯCLN(a, b) = b.

Ví dụ

1) Tìm ƯCLN của 126 và 162.

Cách tìm:

Bước 1:

126 = 2.3.3.7 = 2.32.7;
162 = 2.3.3.3.3 = 2.34.

Bước 2: Các thừa số nguyên tố chung là 2 và 3.

Bước 3:

Với thừa số 2 ta chọn 2;
Với thừa số 3 ta chọn 32.

Bước 4: ƯCLN(126, 162) = 2.32 = 18.

Giải

126 = 2.3.3.7 = 2.32.7;
162 = 2.3.3.3.3 = 2.34.

Vậy ƯCLN(126, 162) = 2.32 = 18.

 

2) Tìm ƯCLN của 48 và 16.

Giải

Vì 48 ⋮ 16 nên ƯCLN(48, 16) = 16.

3. Tìm ước chung của hai số

Cách tìm tập hợp các ước chung của hai số a và b:

Bước 1. Tìm ước chung lớn nhất của a và b, ta có ƯCLN(a, b) = m

Bước 2. Tìm tập hợp các ước của m, kí hiệu Ư(m). Vậy ƯC(a, b) = Ư(m).

Chú ý: Ta có thể tìm ƯC(a, b) bằng cách liệt kê các ước của a và các ước của b, sau đó chọn các ước chung của chúng, nhưng việc làm này có thể tốn nhiều thời gian.

Ví dụ

Viết tập hợp ƯC(24, 36).

Giải

24 = 2.2.2.3 = 23.3;
36 = 2.2.3.3 = 22.32.

ƯCLN(24, 36) = 22.3 = 12.

Vậy ƯC(24, 36) = Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}.

4. Hai số nguyên tố cùng nhau

Hai số nguyên tố cùng nhau là hai số có ước chung lớn nhất bằng 1.

Phân số tối giản là phân số có tử và mẫuhai số nguyên tố cùng nhau.

Ví dụ

1) Hai số 24 và 35 có nguyên tố cùng nhau không? Vì sao?

Giải

24 = 2.2.2.3 = 23.3;
35 = 5.7.

ƯCLN(24, 35) = 1. Vậy 24 và 35 là hai số nguyên tố cùng nhau.

 

2)

• Phân số $\frac{4}{5}$ là phân số tối giản vì ƯCLN(4, 5) = 1.

• Phân số $\frac{16}{20}$ không là phân số tối giản vì ƯCLN(16, 20) = 4.


Xem thêm các bài học khác :

CHƯƠNG I. SỐ TỰ NHIÊN

Bài 1. Tập hợp
Bài 2. Tập hợp các số tự nhiên
Bài 3. Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên
Bài 4. Phép nhân, phép chia các số tự nhiên
Bài 5. Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên
Bài 6. Thứ tự thực hiện các phép tính
Bài 7. Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết
Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Bài 9. Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Bài 10. Số nguyên tố. Hợp số
Bài 11. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Bài 12. Ước chung và ước chung lớn nhất
Bài 13. Bội chung và bội chung nhỏ nhất
Ôn tập chương I