Bài 2. Tập hợp các số tự nhiên

CHƯƠNG I. SỐ TỰ NHIÊN

1. Tập hợp ℕ và tập hợp ℕ*

Các số 0;1; 2; 3; 4; ... là các số tự nhiên.

Tập hợp các số tự nhiên, kí hiệu là , tức là ℕ = { 0; 1; 2; 3; 4; ... }.

Tập hợp các số tự nhiên khác 0, kí hiệu là ℕ*, tức là ℕ* = { 1; 2; 3; 4; ... }.

Ví dụ

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

a) Nếu x ∈ ℕ thì x ∈ ℕ*.

b) Nếu x ∈ ℕ* thì x ∈ ℕ.

Giải:

a) Nếu x ∈ ℕ thì x ∈ ℕ* là phát biểu sai. Vì nếu x = 0 thì 0 ∈ ℕ nhưng 0 ∉ ℕ*.

b) Nếu x ∈ ℕ* thì x ∈ ℕ là phát biểu đúng. Vì x ∈ { 1; 2; 3; 4; ... } thì x ∈ { 0; 1; 2; 3; 4; ... }.

2. Biểu diễn số tự nhiên trên tia số

Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số. Cách biểu diễn như sau:

  • Điểm gốc của tia số là điểm 0;
  • Số 1 ứng với điểm 1, số 2 ứng với điểm 2, ... .Các điểm được đặt cách đều nhau và theo thứ tự tăng dần theo chiều mũi tên trên tia số.

5 0 . . . . . . 1 2 3 4

3. Cấu tạo thập phân của số tự nhiên

Trong hệ thập phân, ta dùng các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 để viết số tự nhiên. Khi một số có hai chữ số trở lên thì chữ số đầu tiên bên trái khác 0, mỗi chữ số ở vị trí khác nhau thì có giá trị khác nhau.

Kí hiệu $\overline{abc}$ (a ≠ 0) chỉ số tự nhiên có ba chữ số, chữ số hàng trăm là a, chữ số hàng chục là b, chữ số hàng đơn vị là c.

Ví dụ

• 575 = 500 + 70 + 5 = 5x100 + 7x10 + 5;

• $\overline{abc}$ = ax100 + bx10 + c;

• $\overline{ab0}$ = ax100 + bx10;

• $\overline{a0c}$ = ax100 + c;

• $\overline{a001}$ = ax1000 + 1.

(Chữ số a ≠ 0)

4. Số La Mã

• Các số tự nhiên từ 1 đến 10 được ghi bằng số La Mã như sau:

Bảng 1
I II III IV V VI VII VIII IX X
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

• Nếu thêm một chữ số X ở dòng 1 của bảng 1, ta được các số La Mã  từ 11 đến 20:

XI XII XIII XIV XV XVI XVII XVIII XIX XX
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

• Nếu thêm hai chữ số X ở dòng 1 của bảng 1, ta được các số La Mã  từ 21 đến 30:

XXI XXII XXIII XXIV XXV XXVI XXVII XXVIII XXIX XXX
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Ví dụ

1) Đọc các số La Mã sau:

• XVI = X + VI = 10 + 6 = 16 (đọc là mười sáu);

• XVIII = X + VIII = 10 + 8 = 18 (đọc là mười tám);

• XXII = X + X + II = 10 + 10 + 2 = 22 (đọc là hai mươi hai);

• XXVI = X + X + VI = 10 + 10 + 6 = 26 (đọc là hai mươi sáu);

• XXVIII = X + X + VIII = 10 + 10 + 8 = 28 (đọc là hai mươi tám).

2) Viết các số sau bằng số La Mã:

• 12 = 10 + 2 = X + II = XII;

• 15 = 10 + 5 = X + V = XV;

• 17 = 10 + 7 = X + VII = XVII;

• 24 = 10 + 10 + 4 = X + X + IV = XXIV;

• 25 = 10 + 10 + 5 = X + X + V = XXV;

• 29 = 10 + 10 + 9 = X + X + IX = XXIX.

5. So sánh hai số tự nhiên

• Cho hai số tự nhiên a và b khác nhau, thì có một số nhỏ hơn số kia. Nếu a nhỏ hơn b thì ta viết a < b hoặc b > a.

Nếu số a < b và b < c thì a < c.

• Với hai số tự nhiên có số chữ số khác nhau, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.

• Với hai số tự nhiên có số chữ số bằng nhau, ta lần lượt so sánh từng cặp chữ sốcùng một hàng (từ trái sang phải) đến khi xuất hiện cặp chữ số khác nhau, khi đó chữ số nào lớn hơn thì số tự nhiên chứa chữ số đó lớn hơn.

Ví dụ

So sánh hai số tự nhiên:

a) 35 216 098 và 8 935 789;

b) 69 098 327 và 69 098 357.

Giải:

a) Số 35 216 098 có 8 chữ số; số 8 935 789 có 7 chữ số. Vậy 35 216 098 > 8 935 789.

b) Hai số 69 098 327 và 69 098 357 đều có 8 chữ số, ta lần lượt so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng (từ trái sang phải) đến khi xuất hiện cặp chữ số khác nhau ở hàng chục2 < 5. Vậy 69 098 327 < 69 098 357.


Xem thêm các bài học khác :

CHƯƠNG I. SỐ TỰ NHIÊN

Bài 1. Tập hợp
Bài 2. Tập hợp các số tự nhiên
Bài 3. Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên
Bài 4. Phép nhân, phép chia các số tự nhiên
Bài 5. Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên
Bài 6. Thứ tự thực hiện các phép tính
Bài 7. Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết
Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Bài 9. Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Bài 10. Số nguyên tố. Hợp số
Bài 11. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Bài 12. Ước chung và ước chung lớn nhất
Bài 13. Bội chung và bội chung nhỏ nhất
Ôn tập chương I