Bài 1. Tập hợp

CHƯƠNG I. SỐ TỰ NHIÊN

Mỗi bộ tem sưu tập là một tập hợp các con tem theo cùng một chủ đề.

1. Kí hiệu và cách viết tập hợp

Khái niệm tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống. Chẳng hạn:

  • Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10;
  • Tập hợp các học sinh của lớp 6A.

Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 5, ta viết: A = { 0; 1; 2; 3; 4 }. Các số 0; 1; 2; 3; 4 gọi là các phần tử của tập hợp A.

Cách viết tập hợp:

  • Dùng các chữ cái in hoa A, B, C, ... để đặt tên cho một tập hợp;
  • Các phần tử của một tập hợp viết trong cặp ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu ;
  • Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

Ví dụ

Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 10.

Giải:

A = { 1; 3; 5; 7; 9 }.

2. Phần tử thuộc tập hợp

Ta dùng kí hiệu  để viết một phần tử thuộc tập hợp,  để viết một phần tử không thuộc tập hợp.

Cho tập hợp M = { a; e; i; o; u }. Ta có:

  • a là phần tử của M, viết a ∈ M, đọc là a thuộc M;
  • d không là phần tử của M, viết d ∉ M, đọc là d không thuộc M.

Ví dụ

Cho H là tập hợp gồm các tháng dương lịch có 30 ngày. Chọn kí hiệu ∈, ∉ thích hợp cho ? :

a) Tháng 2 ? H;

b) Tháng 4 ? H;

c) Tháng 12 ? H.

Giải:

H là tập hợp gồm các tháng dương lịch có 30 ngày. H = { Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11 }. Do đó:

a) Tháng 2 ∉ H;

b) Tháng 4 ∈ H;

c) Tháng 12 ∉ H.

3. Cách cho một tập hợp

Có hai cách cho một tập hợp:

  • Liệt kê các phần tử của tập hợp;
  • Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Ví dụ

Cho tập hợp C có các phần tử là số tự nhiên chia cho 3 dư 1, lớn hơn 3 và nhỏ hơn 18.

Viết C bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp là:
C = { x | x là số tự nhiên chia cho 3 dư 1, 3 < x < 18 }.

Viết C bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp là:
C = { 4; 7; 10; 13; 16 }.

4. Biểu đồ Ven

Cách minh họa tập hợp bằng biểu đồ Ven, do nhà toán học Anh John Venn (1834 - 1923) đưa ra:

Vẽ một vòng tròn kín, mỗi phần tử của tập hợpmột chấm bên trong vòng, phần tử không thuộc tập hợpmột chấm bên ngoài vòng.

c d A . . . b a .
Hình biểu đồ Ven, cho ta A = { a; b; c }, d ∉ A.


Xem thêm các bài học khác :

CHƯƠNG I. SỐ TỰ NHIÊN

Bài 1. Tập hợp
Bài 2. Tập hợp các số tự nhiên
Bài 3. Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên
Bài 4. Phép nhân, phép chia các số tự nhiên
Bài 5. Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên
Bài 6. Thứ tự thực hiện các phép tính
Bài 7. Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết
Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Bài 9. Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Bài 10. Số nguyên tố. Hợp số
Bài 11. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Bài 12. Ước chung và ước chung lớn nhất
Bài 13. Bội chung và bội chung nhỏ nhất
Ôn tập chương I