Bài 4. Phép cộng và phép trừ phân số

Chương 5. PHÂN SỐ

Quy tắc cộng và trừ phân số có khác với quy tắc cộng và trừ các số nguyên không?

1. Phép cộng hai phân số

• Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số, ta cộng tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.

$\frac{a}{m}+\frac{b}{m}=\frac{a+b}{m}$

• Muốn cộng hai phân số có mẫu khác nhau, ta quy đồng mẫu số của chúng, sau đó cộng hai phân số có cùng mẫu.

Ví dụ

Tính:

a) $\frac{4}{-3}+\frac{-22}{5}$;      b) $\frac{-5}{-6}+\frac{7}{-8}$.

Giải

a) $\frac{4}{-3}+\frac{-22}{5}=\frac{4.(-5)}{(-3).(-5)}+\frac{(-22).3}{5.3}=\frac{(-20)+(-66)}{15}=\frac{-86}{15}$.

b) $\frac{-5}{-6}+\frac{7}{-8}=\frac{(-5).(-4)}{(-6).(-4)}+\frac{7.(-3)}{(-8).(-3)}=\frac{20+(-21)}{24}=\frac{-1}{24}$.

2. Một số tính chất của phép cộng phân số

Tương tự phép cộng số nguyên, phép phép cộng phân số cũng có những tính chất: giao hoánkết hợp; cộng một phân số với 0 ta được chính nó.

Ví dụ

Tính giá trị của biểu thức $\left(\frac{3}{5}+\frac{-2}{7}\right)+\frac{-1}{5}$ theo cách hợp lí.

Giải

   $\left(\frac{3}{5}+\frac{-2}{7}\right)+\frac{-1}{5}$

= $\left(\frac{3}{5}+\frac{-1}{5}\right)+\frac{-2}{7}$

= $\frac{2}{5}+\frac{-2}{7}$

= $\frac{14}{35}+\frac{-10}{35}=\frac{4}{35}$.

3. Số đối

Hai phân số là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0.

Kí hiệu số đối của phân số $\frac{a}{b}$ là $-\frac{a}{b}$. Ta có: $\frac{a}{b}+\left(-\frac{a}{b}\right)$ = 0.

Mà $\frac{a}{b}+\frac{-a}{b}$ = 0 nên $-\frac{a}{b}=\frac{-a}{b}=\frac{a}{-b}$.

Ví dụ

Tìm số đối của mỗi phân số sau (có dùng kí hiệu số đối của phân số).

a) $\frac{-15}{7}$;    b) $\frac{22}{-25}$;    a) $\frac{10}{9}$;    a) $\frac{-45}{-27}$.

Giải

a) $\frac{-15}{7}+\frac{15}{7}$ = 0 nên số đối của $\frac{-15}{7}$ là $\frac{15}{7}$;

b) $\frac{22}{-25}+\frac{22}{25}$ = 0 nên số đối của $\frac{22}{-25}$ là $\frac{22}{25}$;

c) $\frac{10}{9}+\frac{-10}{9}$ = 0 nên số đối của $\frac{10}{9}$ là $-\frac{10}{9}$;

d) $\frac{-45}{-27}+\frac{45}{-27}$ = 0 nên số đối của $\frac{-45}{-27}$ là $-\frac{45}{27}$.

4. Phép trừ hai phân số

Muốn trừ một phân số cho một phân số, ta lấy phân số thứ nhất cộng với số đối của phân số thứ hai.

$\frac{a}{b}-\frac{c}{d}=\frac{a}{b}+\frac{-c}{d}$

Quy tắc dấu ngoặc:

• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu + đằng trước, ta giữ nguyên dấu các số hạng trong ngoặc.

${\color{Blue}+}\left(\frac{a}{b}+\frac{c}{d}-\frac{m}{n}\right)=\frac{a}{b}+\frac{c}{d}-\frac{m}{n}$

• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu - đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

${\color{Blue}-}\left(\frac{a}{b}+\frac{c}{d}-\frac{m}{n}\right)=-\frac{a}{b}-\frac{c}{d}+\frac{m}{n}$

Chú ý: Ta thực hiện được phép cộng và phép trừ phân số với số nguyên bằng cách viết số nguyên ở dạng phân số.

Ví dụ

Thực hiện phép tính:

a) $\frac{-4}{3}-\frac{12}{5}$;

b) $-\left(-\frac{3}{4}\right)-\left(\frac{2}{3}+\frac{1}{4}\right)$.

Giải

a) $\frac{-4}{3}-\frac{12}{5}=\frac{-4}{3}+\frac{-12}{5}=\frac{-20}{15}+\frac{-36}{15}=\frac{-56}{15}$.

b) $-\left(-\frac{3}{4}\right)-\left(\frac{2}{3}+\frac{1}{4}\right)$

= $\frac{3}{4}-\left(\frac{8}{12}+\frac{3}{12}\right)$

= $\frac{3}{4}-\frac{11}{12}$

= $\frac{3}{4}+\frac{-11}{12}=\frac{9}{12}+\frac{-11}{12}=\frac{-2}{12}=\frac{-1}{6}$.


Xem thêm các bài học khác :

Chương 5. PHÂN SỐ

Bài 1. Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên
Bài 2. Tính chất cơ bản của phân số
Bài 3. So sánh phân số
Bài 4. Phép cộng và phép trừ phân số
Bài 5. Phép nhân và phép chia phân số
Bài 6. Giá trị phân số của một số
Bài 7. Hỗn số
Ôn tập chương 5. Phân số