Bài 1. Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên

Chương 5. PHÂN SỐ

1. Mở rộng khái niệm phân số

Ta gọi $\frac{a}{b}$, trong đó a, b ∈ ℤ, b ≠ 0 là phân số, atử số (tử) và bmẫu số (mẫu) của phân số. Phân số $\frac{a}{b}$ đọc là a phần b.

Chú ý: Ta có thể dùng phân số để ghi (viết, biểu diễn) kết quả phép chia một số nguyên cho một số nguyên khác 0

(phân số $\frac{2}{-5}$ là ghi kết quả của 2 : (-5) )

Ví dụ

Hãy đọc mỗi phân số dưới đây và cho biết tử số và mẫu số của chúng.

$\frac{-11}{15};\frac{-3}{8}$.

Giải

• Phân số $\frac{-11}{15}$ đọc là "âm mười một phần năm", có tử số là -11 và mẫu số là 5.

• Phân số $\frac{-3}{8}$ đọc là "âm ba phần tám", có tử số là -3 và mẫu số là 8.

2. Phân số bằng nhau

Hai phân số $\frac{a}{b}$ và $\frac{c}{d}$ được gọi là bằng nhau, viết là $\frac{a}{b}=\frac{c}{d}$, nếu a . d = b . c.

Chú ý: Điều kiện a . d = b . c gọi là điều kiện bằng nhau của hai phân số $\frac{a}{b}$ và $\frac{c}{d}$.

Ví dụ

Các cặp phân số sau đây có bằng nhau hay không? Vì sao?

a) $\frac{-8}{15}$ và $\frac{16}{-30}$;    b) $\frac{7}{15}$ và $\frac{9}{-16}$.

Giải

a) $\frac{-8}{15}=\frac{16}{-30}$ vì (-8).(-30) = 15.16 (cùng bằng 240).

b) $\frac{7}{15}$ không bằng $\frac{9}{-16}$ vì 7.(-16) ≠ 15.9.

3. Biểu diễn số nguyên ở dạng phân số

Số nguyên n được biểu diễn ở dạng phân số $\frac{n}{1}$, viết $n=\frac{n}{1}$.

Ví dụ

Biểu diễn các số -23; -57; 237 dưới dạng phân số.

Giải

• -23 có dạng phân số $\frac{-23}{1}$.

• -57 có dạng phân số $\frac{-57}{1}$.

• 237 có dạng phân số $\frac{237}{1}$.


Xem thêm các bài học khác :

Chương 5. PHÂN SỐ

Bài 1. Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên
Bài 2. Tính chất cơ bản của phân số
Bài 3. So sánh phân số
Bài 4. Phép cộng và phép trừ phân số
Bài 5. Phép nhân và phép chia phân số
Bài 6. Giá trị phân số của một số
Bài 7. Hỗn số
Ôn tập chương 5. Phân số