1. Tọa độ của một điểm

Để xác định tọa độ của một điểm M tùy ý trong mặt phẳng tọa độ Oxy, ta làm như sau (Hình 3):

toa-do-cua-mot-diem-trong-Oxy

• Từ M kẻ đường vuông góc với trục hoành và cắt trục hoành tại điểm H ứng với số a. Số ahoành độ của điểm M.

• Từ M kẻ đường vuông góc với trục tung và cắt trục tung tại điểm K ứng với số b. Số btung độ của điểm M.

Cặp số (a ; b)tọa độ của điểm M trong mặt phẳng tọa độ Oxy. Ta kí hiệu là M(a ; b).

2. Tọa độ của một vectơ

• Tọa độ của điểm M được gọi là tọa độ của vectơ $\overrightarrow{OM}$.

Nếu $\overrightarrow{OM}$ có tọa độ (a ; b) thì ta viết $\overrightarrow{OM}$ = (a ; b) hay $\overrightarrow{OM}$ (a ; b), trong đó a gọi là hoành độ của $\overrightarrow{OM}$, b gọi là tung độ của $\overrightarrow{OM}$ (Hình 4).

toa-do-cua-mot-vecto-trong-Oxy

Chú ý: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy (Hình 5), ta có:

vecto-don-vi-trong-Oxy

Vectơ ${\color{Blue}\overrightarrow{i}}$ có điểm gốc là O và có tọa độ (1 ; 0) gọi là vectơ đơn vị trên trục Ox.

Vectơ ${\color{Blue}\overrightarrow{u}}$ có điểm gốc là O và có tọa độ (0 ; 1) gọi là vectơ đơn vị trên trục Oy.

• Với mỗi vectơ $\overrightarrow{u}$ trong mặt phẳng tọa độ Oxy (Hình 7), tọa độ của vectơ $\overrightarrow{u}$ là tọa độ của điểm A, trong đó A là điểm sao cho $\overrightarrow{OA}=\overrightarrow{u}$ (Hình 8).

xac-dinh-toa-do-cua-mot-vecto-trong-Oxy

• Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, nếu ${\color{Blue}\overrightarrow{u}=(a;b)}$ thì ${\color{Blue}\overrightarrow{u}=a\overrightarrow{i}+b\overrightarrow{j}}$.

Ngược lại, nếu ${\color{Blue}\overrightarrow{u}=a\overrightarrow{i}+b\overrightarrow{j}}$ thì ${\color{Blue}\overrightarrow{u}=(a;b)}$.

• Với $\overrightarrow{a}$ = (x1 ; y1) và $\overrightarrow{b}$ = (x2 ; y2), ta có:

$\overrightarrow{a}=\overrightarrow{b}⇔\left\{\begin{matrix}x_1=x_2\\y_1=y_2.\end{matrix}\right.$

Như vậy, mỗi vectơ hoàn toàn được xác định khi biết tọa độ của nó.

Ví dụ

1) Tìm tọa độ của các vectơ $\overrightarrow{c},\overrightarrow{d}$ trong Hình 11.

luyen-tap-1-trang-62-toan-10-tap-2-canh-dieu

Giải

giai-luyen-tap-1-trang-62-toan-10-tap-2-canh-dieu

Quan sát Hình 11, ta xác định được:

• Điểm A(-3 ; 0) để $\overrightarrow{OA}=\overrightarrow{c}$ nên $\overrightarrow{c}$ = (-3 ; 0).

• Điểm B(0 ; 2) để $\overrightarrow{OB}=\overrightarrow{d}$ nên $\overrightarrow{d}$ = (0 ; 2).

2) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm B(-1 ; 0) và vectơ $\overrightarrow{v}$ = (0 ; -7).

a) Biểu diễn vectơ $\overrightarrow{v}$ qua hai vectơ $\overrightarrow{i}$ và $\overrightarrow{j}$.

b) Biểu diễn vectơ $\overrightarrow{OB}$ qua hai vectơ $\overrightarrow{i}$ và $\overrightarrow{j}$.

 Giải

a) $\overrightarrow{v}$ = (0 ; -7) ⇒ $\overrightarrow{v}=0.\overrightarrow{i}+(-7).\overrightarrow{j}=-7\overrightarrow{j}$.

b) B(-1 ; 0) nên $\overrightarrow{OB}$ = (-1 ; 0)

⇒ $\overrightarrow{OB}=(-1).\overrightarrow{i}+0.\overrightarrow{j}=-\overrightarrow{i}$.

3. Liên hệ giữa tọa độ của điểm và tọa độ của vectơ

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm A(xA ; yA)B(xB ; yB). Ta có:

${\color{Blue}\overrightarrow{AB}=(x_B-x_A;y_B-y_A)}$.

Ví dụ

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm: A(1 ; 3), B(5 ; -1), C(2 ; -2), D(-2 ; 2). Chứng minh $\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{DC}$.

Giải

Ta có: $\overrightarrow{AB}$ = (5−1 ; (-1)−3) = (4 ; -4);  $\overrightarrow{DC}$ = (2−(-2) ; (-2)−2) = (4 ;−4).

Vậy $\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{DC}$.


Xem thêm các bài học khác :

Chương VII. Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Bài 1. Tọa độ của vectơ
Bài 2. Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ
Bài 3. Phương trình đường thẳng
Bài 4. Ví trí tương đối và góc giữa hai đường thẳng. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng
Bài 5. Phương trình đường tròn
Bài 6. Ba đường conic
Ôn tập chương VII. Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng