Dấu chấm nhỏ là hình ảnh của điểm. Ta sử dụng các chữ cái in hoaA, B, C, D, ... để đặt tên cho điểm.
Mỗi hình là tập hợp các điểm. Hình có thể chỉ gồm một điểm.
Đường thẳng
Ta dùng vạch thẳng để biểu diễn một đường thẳng và sử dụng các chữ cái in thườnga, b, c, ... để đặt tên cho đường thẳng.
Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B gọi là đường thẳng AB hay đường thẳng BA.
Trong Hình 9:
• Đường thẳng dđi qua điểm A còn được gọi là điểm Anằm trên đường thẳng d hay điểm Athuộc đường thẳng d, kí hiệu A ∈ d.
• Đường thẳng dkhông đi qua điểm B còn được gọi là điểm Bkhông nằm trên đường thẳng d hay điểm Bkhông thuộc đường thẳng d, kí hiệu B ∉ d.
Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng. Trong Hình, ba điểm A, B, C cùng thuộc đường thẳng d nên ba điểm A, B, C thẳng hàng và điểm B nằm giữa hai điểm A và C.
Ở Hình 26, hai đường thẳng a và b cắt nhau tại điểm O.
Điểm O là điểm chung của hai đường thẳng a và b, điểm O gọi là giao điểm của hai đường thẳng a và b.
Ở Hình 31, Hai đường thẳng a và bsong song với nhau. Ta viết a // b hoặc b // a.
Hai đường thẳng song song thì không có điểm chung.
2. Đoạn thẳng
Đoạn thẳngAB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữaA và B.
Đoạn thẳng AB cũng gọi là đoạn thẳng BA.
♦ Mỗi đoạn thẳng có độ dài là một số dương. Độ dài của đoạn thẳng AB cũng được gọi là khoảng cách giữa hai điểm A và B.
♦ Ta có thể so sánh hai đoạn thẳng bằng cách so sánh độ dài của chúng:
♦ Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm Mnằm giữaA và B sao cho MA = MB.
Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì MA = MB = AB : 2.
Trung điểm của đoạn thẳng còn gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng đó.
♦ Với ba điểm phân biệt A, B, M, ta có ba đoạn thẳng MA, MB, AB và MA + MB ≥ AB.
• Nếu M nằm giữa A và B (tức là M thuộc đoạn thẳng AB) thì MA + MB = AB. Ngược lại, nếu MA + MB = AB thì M nằm giữa A và B (Hình 52).
• Nếu M không nằm giữa A và B (tức là M không thuộc đoạn thẳng AB) thì MA + MB > AB. Ngược lại, nếu MA + MB > AB thì M không nằm giữa A và B.
3. Tia
• Lấy điểm O trên đường thẳng xy. Điểm O chia đường thẳng xy thành hai phần, đó là hai nửa đường thẳng Ox và Oy.
Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O.
Trong Hình trên, ta có hai tia là tia Ox và tia Oy.
• Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.
• Lấy điểm A khác O thuộc tia Ox. Tia Ox và tia OA là hai tia trùng nhau. Hai tia trùng nhau thì phải có chung điểm gốc.
4. Góc
Góc
♦ Góc là hình gồm hai tia chung gốc.
Trong Hình 67:
• Góc xOy (hoặc góc yOx) được kí hiệu là $\widehat{xOy}$ hoặc ($\widehat{yOx}$).
• Hai tia Ox và Oy được gọi là hai cạnh của góc. Gốc chung O của hai tia được gọi là đỉnh của góc.
♦ Mỗi góc có một số đo. Ta có thể so sánh hai góc dựa vào số đo của chúng.
Góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt
• Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0° và nhỏ hơn 90°.
• Góc vuông là góc có số đo bằng 90°.
• Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90° và nhỏ hơn 180°.
• Góc bẹt là góc có số đo bằng 180°.
×
Thông báo
Bạn cần tạo tài khoản học tập để lưu trữ kết quả làm bài. Nhấp vào "Đăng ký".
Nếu đã đăng ký, bạn cần đăng nhập. Nhấp vào "Đăng nhập".