1. Tia

Lấy điểm O trên đường thẳng xy. Điểm O chia đường thẳng xy thành hai phần, đó là hai nửa đường thẳng Ox và Oy.

O . x y

Hình gồm điểm Omột phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O.

Trong Hình 53, tia Ox được biểu diễn bằng một vạch thẳng có ghi rõ điểm gốc Okhông bị giới hạn về phía x.

O x . Hình 53

Lưu ý:

O A . .

Tia gốc O ở hình trên được đọc và viết là tia OA; không được đọc và viết là tia AO.

Ví dụ

1) Hãy đọc và viết tên các tia ở Hình 55.

I D . . . . . A B C Hình 55

Giải

Ở Hình 55, ta có bốn tia là tia IA, tia IB, tia IC và tia ID.

 

2) Cho hai điểm A, B.

. . A B

a) Vẽ tia AB.

b) Vẽ tia BA.

Giải

a) Hình tia AB

. . A B

b) Hình tia BA

. . A B

2. Hai tia đối nhau

Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.

. y O x

Ví dụ

Đọc tên bốn cặp tia đối nhau ở Hình 58.

. y C x . . A B Hình 58

Giải

Bốn cặp tia đối nhau ở Hình 58 là Ax và AB; Ax và AC; Ax và Ay; Bx và By.

3. Hai tia trùng nhau

Lấy điểm A khác O thuộc tia Ox. Tia Ox và tia OA là hai tia trùng nhau.

. x A . O

Lưu ý: Hai tia trùng nhau thì phải có chung điểm gốc.

Ví dụ

Quan sát Hình 61.

. n B . O . A m Hình 61

a) Tia OA trùng với tia nào?

b) Hai tia OB và Bn có trùng nhau không? Vì sao?

c) Hai tia Om và On có đối nhau không? Vì sao?

Giải

a) Tia OA trùng với tia Om.

b) Hai tia OB và Bn không trùng nhau vì không chung gốc.

c) Hai tia Om và On không đối nhau không vì không tạo thành đường thẳng.


Xem thêm các bài học khác :

CHƯƠNG VI. HÌNH HỌC PHẲNG

Bài 1. Điểm. Đường thẳng
Bài 2. Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song
Bài 3. Đoạn thẳng
Bài 4. Tia
Bài 5. Góc
Ôn tập chương VI