Bài 2. Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song

CHƯƠNG VI. HÌNH HỌC PHẲNG

1. Hai đường thẳng cắt nhau

Hai đường thẳng chỉ có một điểm chung gọi là hai đường thẳng cắt nhau và điểm chung được gọi là giao điểm của hai đường thẳng đó.

Hình 26, hai đường thẳng a và b cắt nhau tại điểm O.

O . Hình 26 b a

Ví dụ

1) Cho Hình 29.

a) Vẽ đường thẳng d đi qua hai điểm A và B.

b) Đường thẳng d có cắt đường thẳng c hay không?

B . c . A Hình 29

Giải

a) Dùng thước thẳng, ta vẽ đường thẳng d đi qua hai điểm A và B như hình bên dưới.

B . d c . A

b) Đường thẳng d cắt đường thẳng c tại điểm M, như hình bên dưới.

B . d c . M . A

2) Cho ba điểm M, N, P như Hình 30.

a) Vẽ đường thẳng NP.

b) Vẽ hai đường thẳng đi qua M và cắt đường thẳng NP.

P . . N Hình 30 . M

Giải

a) Vẽ đường thẳng NP.

P . . N . M

b) Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm M và N, ta được đường thẳng MN đi qua M và cắt đường thẳng NP tại N.

Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm M và P, ta được đường thẳng MP đi qua M và cắt đường thẳng NP tại P.

P . . N . M

Chú ý: Ta có thể lấy một điểm A bất kì trên đường thẳng NP, khi đó đường thẳng MA đi qua M và cắt đường thẳng NP tại A. Vì có vô số điểm trên đường thẳng NP nên ta có vô số đường thẳng đi qua M và cắt đường thẳng NP.

A . . N . M . P

2. Hai đường thẳng song song

Hai đường thẳng abHình 31 không có điểm chung nào, ta nói chúng song song với nhau. Ta viết a // b hoặc b // a.

b a Hình 31

Chú ýHai đường thẳng song song thì không có điểm chung.

Ví dụ

Quan sát Hình 34.

b a Hình 34 c d

a) Chỉ ra các cặp đường thẳng song song.

b) Chỉ ra các cặp đường thẳng cắt nhau.

Giải

a) Có hai cặp đường thẳng song song là a // d và b // c.

b) Có bốn cặp đường thẳng cắt nhau là a cắt b ; a cắt c ; d cắt b và d cắt c.


Xem thêm các bài học khác :

CHƯƠNG VI. HÌNH HỌC PHẲNG

Bài 1. Điểm. Đường thẳng
Bài 2. Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song
Bài 3. Đoạn thẳng
Bài 4. Tia
Bài 5. Góc
Ôn tập chương VI