Quan sát Hình 41 và cho biết: điểm nào thuộc đoạn thẳng IK, điểm nào không thuộc đoạn thẳng IK.
Giải
Hai điểm I và K thuộc đoạn thẳng IK.
Điểm P và điểm Q nằm giữa hai điểm I, K nên điểm P và điểm Q thuộc đoạn thẳng IK.
Điểm T và điểm R khác hai điểm I, K và không nằm giữa hai điểm I, K nên điểm T và điểm R không thuộc đoạn thẳng IK.
Để đo đoạn thẳng AB người ta dùng thước đo độ dài (thước có chia khoảng mm, cm, ...) và làm như sau:
Đặt cạnh của thước đi qua hai điểm A và B, sao cho điểm A trùng với vạch số 0. Khi đó vạch số trùng với điểm B cho ta số đo.
Trong Hình 43, ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 4 cm và kí hiệu AB = 4 cm
hoặc BA = 4 cm
.
Độ dài của đoạn thẳng AB cũng được gọi là khoảng cách giữa hai điểm A và B
.
• Mỗi đoạn thẳng có độ dài là một số dương.
• Hai đoạn thẳng bằng nhau thì có độ dài bằng nhau.
Ta có thể so sánh hai đoạn thẳng bằng cách so sánh độ dài của chúng.
• Nếu độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD thì ta có AB = CD.
• Nếu độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn độ dài đoạn thẳng CD thì ta có đoạn thẳng AB lớn hơn đoạn thẳng CD và kí hiệu AB > CD.
• Nếu độ dài đoạn thẳng AB nhỏ hơn độ dài đoạn thẳng CD thì ta có đoạn thẳng AB nhỏ hơn đoạn thẳng CD và kí hiệu AB < CD.
Với ba điểm phân biệt A, B, M, ta có ba đoạn thẳng MA, MB, AB và MA + MB ≥ AB.
• Nếu M nằm giữa A và B (tức là M thuộc đoạn thẳng AB) thì MA + MB = AB. Ngược lại, nếu MA + MB = AB thì M nằm giữa A và B (Hình 52).
• Nếu M không nằm giữa A và B (tức là M không thuộc đoạn thẳng AB) thì MA + MB > AB. Ngược lại, nếu MA + MB > AB thì M không nằm giữa A và B.
Xem thêm các bài học khác :