Ôn tập chương 2. Số nguyên

Chương 2. SỐ NGUYÊN

Các nội dung chính:

• Tập hợp các số nguyên.

• Phép cộng, trừ, nhân, chia hết số nguyên.

1. Tập hợp các số nguyên

Số nguyên âm là số có dấu - trước số tự nhiên khác 0. Các số -1, -2, -3, ... là các số nguyên âm.

• Các số tự nhiên khác 0 là số nguyên dương.

• Các số nguyên âm, số 0 và số nguyên dương tạo thành tập hợp các số nguyên, kí hiệu là .

• Ta có thể biểu diễn số nguyên trên trục số. Số nguyên a được biểu diễn bởi điểm a và các điểm cách đều nhau, như sau:

Trục số nằm ngang

-3 0 . . . . . . . 1 2 3 -1 -2

Trục số thẳng đứng

-3 0 1 2 3 -1 -2 . . . . . . .

• So sánh các số nguyên

Cho số nguyên âm -asố nguyên dương b. Ta có -a < 0 < b.

Cho hai số nguyên âm -a-b. Nếu a > b thì -a < -b.

2. Phép cộng, trừ, nhân, chia hết số nguyên

Phép cộng số nguyên

Cho hai số nguyên dương a và b, ta có:

• (-a) + (-b) = -(a + b);

• Với a > b, (-a) + b = -(a - b);

• Với a < b, (-a) + b = b - a .

Phép trừ số nguyên

• a - b = a + (-b) .

• Quy tắc dấu ngoặc:

+ (a + b - c) = a + b - c;

- (a + b - c) = -a - b + c .

Phép nhân số nguyên

• (-a) . b = -(a . b);

• (-a) . (-b) = a . b .

Phép chia hết hai số nguyên

Cho a, b ∈ ℤ và b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = b.q thì ta nói a ⋮ b, viết là a : b = q.

Khi a ⋮ b, ta nói: abội của bbước của a.

• (-a) : b = -(a : b);

• a : (-b) = -(a : b);

• (-a) : (-b) = a : b .

Nhận xét:

• Số nguyên dương là số tự nhiên khác 0. Do đó phép tính với số nguyên dương chính là phép tính với số tự nhiên.

• Thứ tự thực hiện các phép tính với số nguyên cũng giống như thứ tự thực hiện các phép tính với số tự nhiên.

• Nhận biết dấu của tích (hoặc thương):

Tích (hoặc thương) của hai số nguyên cùng dấu là dấu +;

Tích (hoặc thương) của hai số nguyên khác dấu là dấu -.

Tính chất của phép cộng và phép nhân các số nguyên

Tính chất Phép cộng Phép nhân
Giao hoán a + b = b + a a . b = b . a
Kết hợp (a + b) + c = a + (b + c) (a . b) . c = a . (b . c)
Với số 0 a + 0 = 0 + a = a a . 0 = 0 . a = 0
Với số 1   a . 1 = 1 . a = a
Với số đối a + (-a) = (-a) + a = 0  

• Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, phép trừ:

a . (b + c) = a.b + a.c ;

a . (b - c) = a.b - a.c .

• Nếu a . b = 0 thì hoặc a = 0 hoặc b = 0.


Xem thêm các bài học khác :

Chương 2. SỐ NGUYÊN

Bài 1. Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên
Bài 2. Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Bài 3. Phép cộng và phép trừ hai số nguyên
Bài 4. Phép nhân và phép chia hết hai số nguyên
Bài 5. Hoạt động thực hành và trải nghiệm
Ôn tập chương 2. Số nguyên