Bài 6. Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên

CHƯƠNG II. SỐ NGUYÊN

1. Phép chia hết hai số nguyên khác dấu

Cho số nguyên âm -a và số nguyên dương b. Để chia hai số -a và b, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ dấu - trước số nguyên âm -a, ta được số nguyên dương a;

Bước 2. Tính thương của hai số nguyên dương a và b, ta được số nguyên dương c.

Bước 3. Thêm dấu - trước số c. Số -c là thương cần tìm.

Tóm tắt,

• cho số nguyên âm -a và số nguyên dương b(-a) : b = -(a : b) = -c.

• cho số nguyên dương a và số nguyên âm -ba : (-b) = -(a : b) = -c.

Lưu ýThương của hai số nguyên khác dấu là số nguyên âm.

Ví dụ

Tính

a) 36:(-9);

b) (-48):6.

Giải

a) 36:(-9) = -(36:9) = -4.

b) (-48):6 = -(48:6) = -8.

2. Phép chia hết hai số nguyên cùng dấu

Phép chia hết hai số nguyên dương

Phép chia hết hai số nguyên dương chính là phép chia hết hai số tự nhiên khác 0 (đã được học).

Phép chia hết hai số nguyên âm

Để chia hai số nguyên âm -a và -b, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ dấu - trước mỗi số, ta được hai số nguyên dương a và b.

Bước 2. Tính thương của hai số nguyên dương a và b, ta có thương cần tìm.

Tóm tắt, cho hai số nguyên âm -a và -b(-a) : (-b) = a : b.

Lưu ýThương của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương.

Chú ý: Thứ tự thực hiện các phép tính với số nguyên trong biểu thức cũng giống như thứ tự thực hiện các phép tính với số tự nhiên.

Ví dụ

Tính:

a) (-12):(-6);

b) (-64):(-8).

Giải

a) (-12):(-6) = 12:6 = 2.

b) (-64):(-8) = 64:8 = 8.

3. Quan hệ chia hết

Cho hai số nguyên a, b, với b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = b. q thì ta nói:

• a chia hết cho b;

• a là bội của b;

• b là ước của a.

Lưu ý:

• Nếu abội của b thì -a cũng là bội của b. Nghĩa là, a ⋮ b thì (-a) ⋮ b.

• Nếu bước của a thì -b cũng là ước của a. Nghĩa là, a ⋮ b thì a ⋮ (-b).

Ví dụ

1) Viết tất cả các số nguyên là ước của -15.

Giải

-15 = 1.(-15);
-15 = (-1).15;
-15 = 3.(-5);
-15 = (-3).5.

Do đó, -15 lần lượt chia hết cho các số nguyên: 1;  -1; 15; -15; 3; -3; 5; -5.

Vậy tất cả các ước của -15 là 1;  -1; 15; -15; 3; -3; 5; -5.

 

2) Viết năm số nguyên là bội của -3.

Giải

Lần lượt lấy -3 nhân với năm số nguyên -2; -1; 0; 1; 2 . Ta được năm số nguyên 6; 3; 0; -3; -6 là bội của -3.


Xem thêm các bài học khác :

CHƯƠNG II. SỐ NGUYÊN

Bài 1. Số nguyên âm
Bài 2. Tập hợp các số nguyên
Bài 3. Phép cộng các số nguyên
Bài 4. Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc
Bài 5. Phép nhân các số nguyên
Bài 6. Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên
Ôn tập chương II