Bài 4. Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc

CHƯƠNG II. SỐ NGUYÊN

1. Phép trừ số nguyên

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b: a - b = a + (-b).

Lưu ý: Phép trừ trong ℕ không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn phép trừ trong ℤ luôn thực hiện được.

Ví dụ

Nhiệt độ lúc 17 giờ là 5 °C, đến 21 giờ nhiệt độ giảm đi 6 °C. Viết phép tính và tính nhiệt độ lúc 21 giờ.

Giải

Từ 5 °C nhiệt độ giảm đi 6 °C nên ta có phép tính là:

5 - 6 = 5 + (-6) = -(6 - 5) = -1.

Vậy nhiệt độ lúc 21 giờ là -1 °C.

2. Quy tắc dấu ngoặc

• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu + đằng trước thì giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.

a + (b + c) = a + b + c;

a + (b - c) = a + b - c.

• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu - đằng trước, ta phải đổi dấu của các số hạng trong ngoặc: dấu + đổi thành - và dấu - đổi thành +.

a - (b + c) = a - b - c;

a - (b - c) = a - b + c.

Ví dụ

Tính một cách hợp lí:

a) (-215) + 63 + 37;

b) (-147) - (13 - 47).

Giải

a) (-215) + 63 + 37

  = (-215) + (63 + 37)

  = (-215) + 100 = -115.

 

b) (-147) - (13 - 47)

  = (-147) - 13 + 47

  = [(-147) + 47] - 13

  = (-100) - 13

  = -(100 + 13) = -113.


Xem thêm các bài học khác :

CHƯƠNG II. SỐ NGUYÊN

Bài 1. Số nguyên âm
Bài 2. Tập hợp các số nguyên
Bài 3. Phép cộng các số nguyên
Bài 4. Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc
Bài 5. Phép nhân các số nguyên
Bài 6. Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên
Ôn tập chương II