Bài 2. Tập hợp các số nguyên

CHƯƠNG II. SỐ NGUYÊN

1. Tập hợp ℤ các số nguyên

Số tự nhiên khác 0, còn được gọi là số nguyên dương.

• Các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương tạo thành tập hợp các số nguyên, kí hiệu là .

Chú ý:

• Số 0 không phải số nguyên âm, cũng không phải số nguyên dương.

• Các số nguyên dương 1, 2, 3, ... đều mang dấu + nên còn được viết là +1, +2, +3, ...

Ví dụ

Chọn kí hiệu ∈, ∉ thích hợp:

a) -16 ? ℤ.

b) -20 ? ℕ.

Giải

a) -16 là số nguyên âm (có dấu - ở trước số tự nhiên khác 0) nên -16  ℤ.

b) -20 là số nguyên âm nên -20 ℕ.

2. Biểu diễn số nguyên trên trục số

Trục số là một đường thẳng, trên đó điểm a biểu diễn cho số a, điểm 0điểm gốc của trục số.

Ta có thể biểu diễn số nguyên trên trục số. Các điểm ... -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3, ... được biểu diễn theo thứ tự và cách đều nhau, độ dài đoạn thẳng nối hai điểm liên tiếp (chẳng hạn điểm 0 và điểm 1) là 1 đơn vị độ dài. Có hai loại trục số như sau:

Trục số nằm ngang

4 -3 0 . . . . . . . . 1 2 3 -1 -2

• Chiều dương hướng sang phải (được đánh dấu bằng mũi tên);

• Điểm biểu số nguyên âm nằm bên trái điểm 0, điểm biểu số nguyên dương nằm bên phải điểm 0.

Trục số thẳng đứng

4 -3 0 1 2 3 -1 -2 . . . . . . . .

• Chiều dương hướng lên trên (được đánh dấu bằng mũi tên);

• Điểm biểu số nguyên âm nằm phía dưới điểm 0, điểm biểu số nguyên dương nằm phía trên điểm 0.

Ví dụ

Biểu diễn các số -7, -6, -4, 0, 2, 4 trên một trục số như sau:

4 -7 0 . . . . . . . 2 -4 . . . . . -6

3. Số đối của một số nguyên

• Trên trục số, hai số nguyên phân biệt có điểm biểu diễn nằm về hai phía của gốc 0 và cách đều gốc 0 được gọi là hai số đối nhau.

Số đối của 00.

Ví dụ

• Số -5 là số đối của 5 và số 5 là số đối của -5. Hai số 5 và -5 là hai số đối nhau.

• Hai số 1 và -2 là hai số nguyên không đối nhau.

4. So sánh các số nguyên

So sánh hai số nguyên

• Trên trục số nằm ngang, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.

• Trên trục số thẳng đứng, nếu điểm a nằm phía dưới điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.

Nếu a nhỏ hơn b thì ta viết là a < b hoặc b > a.

Cách so sánh hai số nguyên

Số nguyên âm luôn nhỏ hơn 0;

• Số nguyên dương luôn lớn hơn 0;

• Số nguyên âm luôn nhỏ hơn số nguyên dương;

• Nếu a < b và b < c thì a < c;

• So sánh hai số nguyên dương (số tự nhiên khác 0) đã được học.

• Cho hai số nguyên âm -a-b, nếu a < b thì -a > -b.

Ví dụ

1) Viết các số sau theo thứ tự tăng dần: -6, -12, 40, 0, -18.

Giải

-6, -12, -18 là các số nguyên âm nên các số đó đều nhỏ hơn 0.

40 là số nguyên dương nên lớn hơn 0.

So sánh các số -6, -12, -18 như sau: 18 > 12 > 6 nên -18 < -12 < -6.

Vậy các số theo thứ tự tăng dần là -18, -12, -6, 0, 40.

 

2) Viết các số sau theo thứ tự giảm dần: -154, -618, -219, 58.

Giải

-154, -618, -219 là các số nguyên âm nên các số đó đều nhỏ hơn số nguyên dương 58.

So sánh các số -154, -618, -219 như sau: 154 < 219 < 618 nên -154 > -219 > -618.

Vậy các số theo thứ tự giảm dần là 58, -154, -219, -618.


Xem thêm các bài học khác :

CHƯƠNG II. SỐ NGUYÊN

Bài 1. Số nguyên âm
Bài 2. Tập hợp các số nguyên
Bài 3. Phép cộng các số nguyên
Bài 4. Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc
Bài 5. Phép nhân các số nguyên
Bài 6. Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên
Ôn tập chương II