Bài 5. Hình có trục đối xứng

CHƯƠNG III. HÌNH HỌC TRỰC QUAN

1. Hình có trục đối xứng

• Lấy hai thước ê ke giống nhau để xếp thành hình như Hình 42.

d Hình 42

• Lấy bốn miếng bìa giống nhau để xếp thành hình như Hình 43.

d Hình 43

Hình 42Hình 43, đường thẳng d (màu đỏ) chia hình thành hai nửa, nếu ta gấp hình theo đường thẳng d thì hai nửa này sẽ trùng nhau.

Những hình như vậy gọi là hình có trục đối xứng (hoặc hình đối xứng trục) và đường thẳng d gọi là trục đối xứng của hình.

2. Trục đối xứng của một số hình

• Đoạn thẳng AB là hình có trục đối xứng và trục đối xứng là đường thẳng d đi qua trung điểm O của AB và vuông góc với AB (Hình 44).

d Hình 44 . . O A B

• Đường tròn là hình có nhiều trục đối xứng và mỗi trục đối xứng là đường thẳng đi qua tâm của nó (Hình 45).

Hình 45 . O

• Hình thang cân có 1 trục đối xứng là đường thẳng a (Hình 46).

a Hình 46

• Hình lục giác đều có 6 trục đối xứng là các đường thẳng m, n, p, q, r, s (Hình 47).

s Hình 47 m n p q r


Xem thêm các bài học khác :

CHƯƠNG III. HÌNH HỌC TRỰC QUAN

Bài 1. Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều
Bài 2. Hình chữ nhật. Hình thoi
Bài 3. Hình bình hành
Bài 4. Hình thang cân
Bài 5. Hình có trục đối xứng
Bài 6. Hình có tâm đối xứng
Bài 7. Đối xứng trong thực tiễn
Ôn tập chương III