Bài 3. Hình bình hành

CHƯƠNG III. HÌNH HỌC TRỰC QUAN

1. Hình bình hành

Nhận biết hình bình hành

A B C D Hình 25

Hình bình hành ABCD ở hình 25, có:

• Hai cạnh đối bằng nhausong song với nhau: AB = DC; AD = BC;

• Hai góc ở các đỉnh A và C bằng nhau; hai góc ở các đỉnh B và D bằng nhau.

Vẽ hình bình hành

Cho trước hai đoạn thẳng AB, AD như hình 26. Vẽ hình bình hành ABCD nhận hai đoạn thẳng AB, AD làm cạnh. Ta dùng thước và compa vẽ như sau:

A B D Hình 26 . . .
A B C Bước 1 . . . . D
A B C Bước 2 . . . . D

Bước 1. Dùng compa, vẽ một phần đường tròn tâm B bán kính AD và vẽ một phần đường tròn tâm D bán kính AB. Gọi Cgiao điểm của hai phần đường tròn này.

Bước 2. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng BC và CD.

Chu vi và diện tích của hình bình hành

Cho hình bình hành ABCD có độ dài hai cạnh là ab, độ dài đường cao ứng với cạnh a là h (xem hình vẽ). Ta có:

h a b

Chu vi của hình bình hành là C = 2(a + b);

Diện tích của hình bình hành là S = a . h.


Xem thêm các bài học khác :

CHƯƠNG III. HÌNH HỌC TRỰC QUAN

Bài 1. Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều
Bài 2. Hình chữ nhật. Hình thoi
Bài 3. Hình bình hành
Bài 4. Hình thang cân
Bài 5. Hình có trục đối xứng
Bài 6. Hình có tâm đối xứng
Bài 7. Đối xứng trong thực tiễn
Ôn tập chương III