Vẽ đồ thị của y = sin x trên đoạn [-π ; π] như phần đồ thị màu đỏ trong Hình 3. Sau đó lặp lại phần đồ thị này trên từng đoạn giá trị của x có độ dài 2π. Ta có đồ thị của hàm số y = sin x trên ℝ như sau:
Từ đồ thị trên, ta thấy hàm số y = sin x có tập xác định là ℝ, tập giá trị là [-1 ; 1] và có các tính chất sau:
• Hàm số tuần hoàn với chu kì 2π.
• Hàm số lẻ, có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ O.
• Hàm số đồng biến trên các khoảng $\left(\frac{-π}{2}+k2π;\frac{π}{2}+k2π\right)$ (k ∈ ℤ) và nghịch biến trên các khoảng $\left(\frac{π}{2}+k2π;\frac{3π}{2}+k2π\right)$ (k ∈ ℤ).
Vẽ đồ thị của y = cos x trên đoạn [-π ; π] như phần đồ thị màu đỏ trong Hình 4. Sau đó lặp lại phần đồ thị này trên từng đoạn giá trị của x có độ dài 2π. Ta có đồ thị của hàm số y = cos x trên ℝ như sau:
Từ đồ thị trên, ta thấy hàm số y = cos x có tập xác định là ℝ, tập giá trị là [-1 ; 1] và có các tính chất sau:
• Hàm số tuần hoàn với chu kì 2π.
• Hàm số chẵn, có đồ thị đối xứng qua trục Oy.
• Hàm số đồng biến trên các khoảng (-π + k2π ; k2π) (k ∈ ℤ) và nghịch biến trên các khoảng (k2π ; π + k2π) (k ∈ ℤ) (k ∈ ℤ).
Vẽ đồ thị của y = tan x trên khoảng $\left(\frac{-π}{2};\frac{π}{2}\right)$ như phần đồ thị màu đỏ trong Hình 7. Sau đó lặp lại phần đồ thị này trên từng đoạn giá trị của x có độ dài π. Ta có đồ thị của hàm số y = tan x trên ℝ \ $\left\{\frac{π}{2}+2π|k∈ℤ\right\}$ như sau:
Từ đồ thị trên, ta thấy hàm số y = tan x có tập xác định là ℝ \ $\left\{\frac{π}{2}+2π|k∈ℤ\right\}$, tập giá trị là ℝ và có các tính chất sau:
• Hàm số tuần hoàn với chu kì π.
• Hàm số lẻ, có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ O.
• Hàm số đồng biến trên các khoảng $\left(\frac{-π}{2}+kπ;\frac{π}{2}+kπ\right)$ (k ∈ ℤ).
Vẽ đồ thị của y = cot x trên khoảng (0 ; π) như phần đồ thị màu đỏ trong Hình 8. Sau đó lặp lại phần đồ thị này trên từng đoạn giá trị của x có độ dài π. Ta có đồ thị của hàm số y = cot x trên ℝ \ {kπ | k ∈ ℤ} như sau:
Từ đồ thị trên, ta thấy hàm số y = cot x có tập xác định là ℝ \ {kπ | k ∈ ℤ}, tập giá trị là ℝ và có các tính chất sau:
• Hàm số tuần hoàn với chu kì π.
• Hàm số lẻ, có đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ O.
• Hàm số nghịch biến trên các khoảng (kπ ; π + kπ) (k ∈ ℤ).
Cho hàm số y = cos x với x ∈ $\left[\frac{-π}{2};π\right]$
a) Vẽ đồ thị hàm số đã cho.
b) Tại các điểm nào thì giá trị của hàm số lớn nhất ?
c) Tìm các giá trị của x thuộc $\left[-\frac{π}{4};\frac{5π}{4}\right]$ sao cho sin$\left(x-\frac{π}{4}\right)$ < 0.
Giải
a) Trên mặt phẳng Oxy, lấy các điểm (x ; cos x) như sau: $\left(\frac{-π}{2};0\right),(0;1),\left(\frac{π}{2};0\right),(π;-1)$, ta có đồ thị hàm số như hình dưới.
b) Từ đồ thị trên, giá trị của hàm số lớn nhất bằng 1 tại điểm (0 ; 1).
c) Ta có sin$\left(x-\frac{π}{4}\right)$ = cos$\left[\frac{π}{2}-\left(x-\frac{π}{4}\right)\right]$ = cos$\left(\frac{3π}{4}-x\right)$.
Đặt t = $\frac{3π}{4}-x$. Vì $\frac{-π}{4}≤x≤\frac{5π}{4}$ nên $\frac{-π}{2}≤t≤π$. Từ đồ thị trên, ta có:
sin$\left(x-\frac{π}{4}\right)$ < 0 ⇔ cos t < 0 ⇔ $\frac{π}{2}
suy ra $\frac{π}{2}<\frac{3π}{4}-x<π$ ⇔ $\frac{-π}{4}
Xem thêm các bài học khác :