1) Cho $\widehat{MON}$ = 60°. Xác định số đo của các góc lượng giác được biểu diễn trong Hình 6 và viết công thức tổng quát của số đo góc lượng giác (OM, ON).
Giải
Số đo góc lượng giác (OM, ON) trong Hình 6a là 60°.
Số đo góc lượng giác (OM, ON) trong Hình 6b là 60° + 2.360° = 780°.
Số đo góc lượng giác (OM, ON) trong Hình 6c là –(360° – 60°) = –300°.
Công thức tổng quát của số đo góc lượng giác (OM, ON) là 60° + k 360° (k ∈ ℤ).
2) Trong Hình 8, chiếc quạt có ba cánh được phân bố đều nhau. Viết công thức tổng quát số đo của góc lượng giác (Ox, ON) và (Ox, OP).
Giải
Chiếc quạt có ba cạnh được phân bố đều nhau nên $\widehat{MON}=\widehat{NOP}=\widehat{POM}$ = 120°. Ta có (Ox, OM) = -50°.
• Áp dụng hệ thức Chasles cho ba tia Ox, OM và ON, ta có:
(Ox, ON) = (Ox, OM) + (OM, ON) + k360° = -50° + 120° + k 360° = 70° + k 360°.
• Áp dụng hệ thức Chasles cho ba tia Ox, ON và OP, ta có:
(Ox, OP) = (Ox, ON) + (ON, OP) + k360° = 70° + 120° + k 360° = 190° + k 360°.
Đổi các số đo góc sau đây từ radian sang độ hoặc ngược lại: -60°; $\frac{2π}{5}$ rad; 3 rad.
Giải
• -60° = -60.$\frac{π}{180}$ rad = $\frac{-π}{3}$ rad.
• $\frac{2π}{5}$ rad = $\left(\frac{2π}{5}.\frac{180}{π}\right)°$ = 72°.
• 3 rad = $\left(3.\frac{180}{π}\right)°=\left(\frac{540}{π}\right)°$ ≈ 172°.
Biểu diễn trên đường tròn lượng giác các góc lượng giác có số đo là:
a) -1485°; b) $\frac{19π}{4}$.
Giải
a) Ta có: -1485° = -45° + (-4).360°. Điểm biểu diễn góc có số đo -1485° là điểm B trên đường tròn lượng giác sao cho (OA, OB) = -45°.
b) Ta có:$\frac{19π}{4}=\frac{3π}{4}$ + 2.2π. Điểm biểu diễn góc có số đo $\frac{19π}{4}$ rad là điểm C trên đường tròn lượng giác sao cho (OA, OC) = $\frac{3π}{4}$ rad (hay 135°).
Xem thêm các bài học khác :