Bài 4. Bất phương trình bậc hai một ẩn

Chương III. Hàm số và đồ thị

1. Bất phương trình bậc hai một ẩn

Bất phương trình bậc hai ẩn x là bất phương trình có một trong các dạng sau:

ax2 + bx + c < 0;

ax2 + bx + c ≤ 0;

ax2 + bx + c > 0;

ax2 + bx + c ≥ 0.

trong đó a, b, c là các số thực đã cho, a ≠ 0.

♦ Với dạng ax2 + bx + c < 0, mỗi số x0 ∈ ℝ sao cho ax02 + bx0 + c < 0 được gọi là một nghiệm của bất phương trình đó.

Tập hợp các nghiệm x0 gọi là tập nghiệm của bất phương trình ax2 + bx + c < 0.

Nghiệmtập nghiệm của các dạng bất phương trình bậc hai ẩn x còn lại được định nghĩa tương tự.

Ví dụ

• Các bất phương trình: x2 - x - 1 > 0; -2x2 + 3x ≤ 0; x2 - 2 ≥ 0  là bất phương trình bậc hai ẩn x.

• Các bất phương trình: x2 - y > 0; 2x3 - x + 1 < 0 không phải là bất phương trình bậc hai ẩn x.

2. Giải bất phương trình bậc hai một ẩn

Giải bất phương trình bậc hai ẩn x là đi tìm tập nghiệm của bất phương trình đó.

Ta xét dạng f(x) > 0 với f(x) = ax2 + bx + c  (a ≠ 0), các dạng f(x) ≥ 0, f(x) < 0, f(x) ≤ 0 được giải tương tự.

Xét dấu của tam thức bậc hai

Tập nghiệm của f(x) > 0 là tập hợp các giá trị của x sao cho f(x) mang dấu +.

Sử dụng đồ thị

• Tập nghiệm của f(x) > 0 là tập hợp các giá trị của x ứng với phần parabol y = f(x) nằm phía trên trục hoành.

• Tập nghiệm của f(x) < 0 là tập hợp các giá trị của x ứng với phần parabol y = f(x) nằm phía dưới trục hoành.

Ứng dụng của bất phương trình bậc hai một ẩn

Tính toán lợi nhuận trong klnh doanh; tính toán điểm rơi trong pháo binh; ...

 

Ví dụ

1) Giải các bất phương trình bậc hai sau:

a) 3x2 - 2x + 4 ≤ 0  (1);     b) x2 - 4x + 3 > 0  (2).

Giải

a) f(x) = 3x2 - 2x + 4 có ∆ = (-2)2 - 4. 3. 4 = -44 < 0 và a = 3 > 0 nên f(x) > 0 với ∀x ∈ ℝ.

Vậy bất phương trình (1) vô nghiệm.

b) f(x) = x2 - 4x + 3 có hai nghiệm x1 = 1, x2 = 3. Ta có bảng xét dấu của f(x) như sau:

x -∞    1     3    +∞
f(x)   + 0 - 0 +  

Vậy tập nghiệm của bất phương trình (2) là (-∞ ; 1) ∪ (3 ; +∞).

Cách sử dụng đồ thị:

Quan sát parabol (P): y = x2 - 4x + 3 ở Hình 26, ta thấy:

• Phần (P) nằm ở phía trên trục hoành: có y > 0 ứng với x < 1 hoặc x > 3.

• Phần (P) nằm ở phía dưới trục hoành: có y < 0 ứng với 1 < x < 3.

• (P) cắt trục hoành tại hai điểm (1 ; 0) , (3 ; 0) hay y = 0 ứng với x = 1 hoặc x = 3.

Vậy tập nghiệm của bất phương trình (2) là (-∞ ; 1) ∪ (3 ; +∞).

 

2) Tổng chi phí T (đơn vị: nghìn đồng) để sản xuất Q sản phẩm được cho bởi biểu thức T = Q2 + 30Q + 3300; giá bán của 1 sản phẩm là 170 nghìn đồng. Số sản phẩm được sản xuất trong khoảng nào để đảm bảo có lãi (giả thiết các sản phẩm được bán hết)?

Giải

Theo đề bài, ta có Q ∈ ℕ*, doanh thu bán Q sản phẩm là 170.Q (nghìn đồng).

Để đảm bảo có lãi thì 170Q ≥ T ⇔170Q ≥  Q2 + 30Q + 3300 ⇔ Q2 - 140Q + 3300 ≤ 0. 

Ta xét dấu A = Q2 - 140Q + 3300. Biểu thức A có hai nghiệm là Q1 = 30, Q2 = 110 và a = 1 > 0.

x -∞    30     110    +∞
A   + 0 - 0 +  

Do đó, A ≤ 0 ⇔ 30 ≤ Q ≤ 110.

Vậy để đảm bảo có lãi thì phải sản xuất từ 30 đến 110 sản phẩm.


Xem thêm các bài học khác :

Chương III. Hàm số và đồ thị

Bài 1. Hàm số và đồ thị
Bài 2. Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng
Bài 3. Dấu của tam thức bậc hai
Bài 4. Bất phương trình bậc hai một ẩn
Bài 5. Hai dạng phương trình quy về phương trình bậc hai
Ôn tập chương III. Hàm số và đồ thị