Bài 3. Dấu của tam thức bậc hai

Chương III. Hàm số và đồ thị

Đa thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c  (a ≠ 0) còn gọi là tam thức bậc hai. Sau đây, ta sẽ làm quen với việc xét dấu của tam thức bậc hai.

1. Dấu của tam thức bậc hai

Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c  (a ≠ 0) , ∆ = b2 - 4ac.

• Nếu ∆ < 0 thì f(x) cùng dấu a với ∀x ∈ ℝ.

• Nếu ∆ = 0 thì f(x) cùng dấu a với ∀x ∈ ℝ \ $\left\{\frac{-b}{2a}\right\}$.

• Nếu ∆ > 0 thì f(x) có hai nghiệm x1 , x2 (x1 < x2). Khi đó:

x -∞    x1     x2    +∞
f(x)   cùng dấu a 0 trái dấu a 0 cùng dấu a  

Ví dụ

Xét dấu của mỗi tam thức bậc hai sau:

a) f(x) = -2x2 + 4x - 5;    b) f(x) = -x2 + 6x - 9;    c) f(x) = -x2 - 2x + 8.

Giải

a) f(x) = -2x2 + 4x - 5 có ∆ = b2 - 4ac = 42 - 4.(-2).(-5) = -24 < 0,   a = -2 < 0 nên f(x) < 0 với ∀x ∈ ℝ.

b) f(x) = -x2 + 6x - 9 có ∆ = b2 - 4ac = 62 - 4.(-1).(-9) = 0, f(x) có nghiệm kép x0 = $\frac{-b}{2a}=\frac{-6}{2.(-1)}$ = 3 và a = -1 < 0 nên f(x) < 0 với ∀x ∈ R \ { 3 }.

c) f(x) = -x2 - 2x + 8 có ∆ = b2 - 4ac = (-2)2 - 4.(-1).8 = 36 > 0, f(x) có hai nghiệm x1 = -4, x2 = 2 và a = -1 < 0.

Ta có bảng xét dấu như sau:

x -∞    -4     2    +∞
f(x)   - 0 + 0 -  


Xem thêm các bài học khác :

Chương III. Hàm số và đồ thị

Bài 1. Hàm số và đồ thị
Bài 2. Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng
Bài 3. Dấu của tam thức bậc hai
Bài 4. Bất phương trình bậc hai một ẩn
Bài 5. Hai dạng phương trình quy về phương trình bậc hai
Ôn tập chương III. Hàm số và đồ thị