1. Tia phân giác của một góc

Tia phân giác của một góctia xuất phát từ đỉnh của góc, đi qua một điểm trong của góc và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau.

C a) z Hình 2 . . . O A B O b) x y

Trong Hình 2a, tia OC là tia phân giác của góc AOB.

Trong Hình 2b, tia Oz là tia phân giác của góc xOy.

2. Cách vẽ tia phân giác

Vẽ tia phân giác của $\widehat{xOy}$ có số đo 78° (Hình 6a).

- Ta có $\widehat{xOz}=\widehat{yOz}$ và $\widehat{xOz}+\widehat{yOz}$ = 78° nên suy ra $\widehat{xOz}$ = 78° : 2 = 39°.

- Dùng thước đo góc vẽ tia Oz đi qua một điểm trong của $\widehat{xOy}$ sao cho $\widehat{xOz}$ = 39° (Hình 6b).

- Ta được tia Oz là tia phân giác của $\widehat{xOy}$ (Hình 6c).

cach-ve-tia-phan-giac-hinh-6-trang-74-tap-1-toan-7-CTST

Chú ý: Ta gọi đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó.

z Hình 7 O t y z O x y x t

Trong Hình 7, đường thẳng zt là đường phân giác của góc xOy.

Ví dụ

Trong Hình 5, nếu Oz là tia phân giác của $\widehat{xOy}$ thì số đo của $\widehat{xOy}$ bằng bao nhiêu?

z Hình 5 O x y 32°

Giải

Vì Oz là tia phân giác của nên $\widehat{yOz}=\widehat{zOx}$ = 32° và $\widehat{yOz}+\widehat{zOx}=\widehat{xOy}$

Suy ra $\widehat{xOy}$ = 32° + 32° = 64°.

Vậy số đo của $\widehat{xOy}$ bằng 64°.


Xem thêm các bài học khác :

Chương 4. Góc và đường thẳng song song

Bài 1. Các góc ở vị trí đặc biệt
Bài 2. Tia phân giác
Bài 3. Hai đường thẳng song song
Bài 4. Định lí và chứng minh một định lí
Ôn tập chương 4. Góc và đường thẳng song song