Số thập phân. Phép tính với số thập phân.
Tỉ số và tỉ số phần trăm của hai đại lượng (cùng loại và cùng đơn vị đo).
• Phân số thập phân là phân số có mẫu số là lũy thừa của 10.
Mọi phân số thập phân đều có thể viết được dưới dạng số thập phân.
♦ Phép cộng:
• Cho hai số thập phân âm -a và -b, ta có: (-a) + (-b) = -(a + b).
• Cho số thập phân dương a và số thập phân âm -b, ta có:
Nếu a ≥ b thì a + (-b) = a - b.
Nếu a < b thì a + (-b) = -(b - a).
♦ Phép trừ:
a - b = a + (-b)
♦ Phép nhân và chia:
Cho hai số thập phân âm -a và -b. Ta có (-a) . (-b) = a . b ; (-a) : (-b) = a : b.
Cho số thập phân dương a và số thập phân âm -b. Ta có a . (-b) = -(a . b) ; a : (-b) = -(a : b).
Giống như các phép tính với số nguyên và phân số, các phép tính với số thập phân cũng có đầy đủ các tính chất: giao hoán; kết hợp và phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
♦ Quy tắc dấu ngoặc:
+(a + b - c) = a + b - c
-(a + b - c) = -a - b + c
-a - b - c = -(a + b + c)
♦ Ta gọi thương trong phép chia số a cho số b (b ≠ 0) là tỉ số của a và b, kí hiệu là a : b (hoặc ${\color{Blue}\frac{a}{b}}$).
♦ Trong thực hành, ta thường dùng tỉ số dưới dạng tỉ số phần trăm với kí hiệu % thay cho ${\color{Blue}\frac{1}{100}}$.
a : b = $\frac{a}{b}={\color{Blue}\frac{a.100}{b}}$%
♦ Bài toán về tỉ số phần trăm
• Giá trị a% của số b là b . a% = b . $\frac{a}{100}$.
• Số có giá trị a% bằng c là c : a% = c : $\frac{a}{100}$.
Tỉ số phần trăm thường được sử dụng trong đời sống. Các bài toán như: mua bán hằng ngày, lãi suất tín dụng, thành phần các chất trong hóa học.
Xem thêm các bài học khác :