• Tập hợp các số hữu tỉ.
• Phép tính với số hữu tỉ.
♦ Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số ${\color{Blue}\frac{a}{b}}$ với a, b ∈ ℤ, b ≠ 0. Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là ℚ.
♦ Cho hai số hữu tỉ bất kì x, y:
• Ta luôn có: hoặc x = y hoặc x < y hoặc x > y.
• Nếu x < y thì trên trục số nằm ngang, điểm x ở bên trái điểm y.
• Hai số hữu tỉ có điểm biểu diễn trên trục số cách đều và nằm về hai phía điểm gốc 0 là hai số đối nhau. Số đối của x kí hiệu là -x.
♦ Cho x, y là hai số hữu tỉ: x = $\frac{a}{b}$, y = $\frac{c}{d}$:
• Dùng quy tắc cộng, trừ phân số để tính x + y, x - y.
• x . y = $\frac{a}{b}.\frac{c}{d}=\frac{a.c}{b.d}$.
• Với y ≠ 0, x : y = $\frac{a}{b}:\frac{c}{d}=\frac{a}{b}.\frac{d}{c}=\frac{a.d}{b.c}$.
Thương của phép chia x cho y (với y ≠ 0) gọi là tỉ số của hai số x và y, kí hiệu là x : y hay $\frac{x}{y}$.
♦ Phép cộng và nhân số hữu tỉ cũng có tính chất như phép cộng và nhân số nguyên:
Giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, nhân với số 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
♦ Lũy thừa của một số hữu tỉ:
• Lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ x, kí hiệu là xn , là tích của n thừa số x.
$x^n$ = | $\underbrace{x.x.x...x}$ |
n thừa số |
(x ∈ ℚ, n ∈ ℕ, n > 1)
Quy ước: x1 = x; x0 = 1 (với x ≠ 0).
• Các công thức tính lũy thừa:
$x^n=\left(\frac{a}{b}\right)^n=\frac{a^n}{b^n}$
xm . xn = xm + n
xm : xn = xm - n (x ≠ 0, m ≥ n)
$\left(x^m\right)^n=x^{m.n}$
♦ Quy tắc dấu ngoặc:
x + (y + z - t) = x + y + z - t
x - (y + z - t) = x - y - z + t
♦ Quy tắc chuyển vế
Với mọi x, y, z ∈ ℚ: x + y = z thì x = z - y.
♦ Thứ tự thực hiện các phép tính:
• Biểu thức không có dấu ngoặc: Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ.
• Biểu thức có dấu ngoặc: ( )
→ [ ]
→ { }
.
Xem thêm các bài học khác :