Bài 3. Lũy thừa của một số hữu tỉ

Chương 1. Số hữu tỉ

1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ x, kí hiệu là xn , là tích của n thừa số x.

$x^n$ =  $\underbrace{x.x.x...x}$
  n thừa số

    (x ∈ ℚ, n ∈ ℕ, n > 1)

Ta đọc xn là x mũ n hoặc x lũy thừa n hoặc lũy thừa bậc n của x.

Số x gọi là cơ số, n gọi là số mũ.

Quy ước: x1 = x;    x0 = 1 (với x ≠ 0).

Khi viết số hữu tỉ x dưới dạng $\frac{a}{b}$ (a, b ∈ ℤ, b ≠ 0), ta có:

$\left(\frac{a}{b}\right)^n$ =   $\underbrace{\frac{a}{b}.\frac{a}{b}...\frac{a}{b}}$  = $\frac{a^n}{b^n}$.
  n thừa số  

Ví dụ

Tính: $\left(\frac{-2}{3}\right)^3;\left(\frac{-3}{5}\right)^2$; (-0,5)3; (-0,5)2; 37,570; 3,571.

Giải

• $\left(\frac{-2}{3}\right)^3=\left(\frac{-2}{3}\right).\left(\frac{-2}{3}\right).\left(\frac{-2}{3}\right)=\frac{-8}{27}$.

• $\left(\frac{-3}{5}\right)^2=\left(\frac{-3}{5}\right).\left(\frac{-3}{5}\right)=\frac{9}{25}$.

• (-0,5)3 = (-0,5).(-0,5).(-0,5) = -0,125.

• (-0,5)2 = (-0,5).(-0,5) = 0,25.

• 37,570 = 1.

• 3,571 = 3,57.

2. Tích và thương của hai lũy thừa cùng cơ số

• Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng hai số mũ.

xm . xn = xm + n

• Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số khác 0, ta giữ nguyên cơ số và lấy số mũ của lũy thừa bị chia trừ đi số mũ của lũy thừa chia.

xm : xn = xm - n (x ≠ 0, m ≥ n)

Ví dụ

Tính: (-2)2.(-2)3;   (-0,25)7:(-0,25)5;   $\left(\frac{3}{4}\right)^4.\left(\frac{3}{4}\right)^3$.

Giải

• (-2)2.(-2)3 = (-2)2+3 = (-2)5 = -32.

• (-0,25)7:(-0,25)5 = (-0,25)7-5 = (-0,25)2 = 0,0625.

• $\left(\frac{3}{4}\right)^4.\left(\frac{3}{4}\right)^3=\left(\frac{3}{4}\right)^{4+3}=\left(\frac{3}{4}\right)^7$.

3. Lũy thừa của lũy thừa

Khi tính lũy thừa của lũy thừa, ta giữ nguyên cơ số và nhân hai số mũ.

$\left(x^m\right)^n=x^{m.n}$

 

Ví dụ

Thay số thích hợp vào dấu ? trong các câu sau:

a) $\left[\left(\frac{-2}{3}\right)^2\right]^5=\left(\frac{-2}{3}\right)^?$;    b) $\left[(0,4)^3\right]^3$ = (0,4)?;     c) $\left[(7,31)^3\right]^0$ =  ?.

Giải

a) $\left[\left(\frac{-2}{3}\right)^2\right]^5=\left(\frac{-2}{3}\right)^{2.5}=\left(\frac{-2}{3}\right)^{10}$. Vậy dấu ? là 10.

b) $\left[(0,4)^3\right]^3$ = (0,4)3.3 = (0,4)9.  Vậy dấu ? là 9.

c) $\left[(7,31)^3\right]^0=(7,31)^{3.0}=(7,31)^0$ = 1. Vậy dấu ? là 1.


Xem thêm các bài học khác :

Chương 1. Số hữu tỉ

Bài 1. Tập hợp các số hữu tỉ
Bài 2. Các phép tính với số hữu tỉ
Bài 3. Lũy thừa của một số hữu tỉ
Bài 4. Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế
Ôn tập chương 1. Số hữu tỉ