Bài 3. Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác

Chương 3. Các hình khối trong thực tiễn

Quan sát lăng kính, hộp đèn và hộp quà ở hình bên dưới. Cho biết các mặt bên của chúng ta là các hình gì.

khoi-dong-trang-55-toan-7-tap-1-CTST

1. Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

Chiều cao Hình 2 Đáy F A B C D E Đáy

Hình ABC.DEF (Hình 2) là hình lăng trụ đứng. Trong hình này:

• A, B, C, D, E, F gọi là các đỉnh.

• Ba mặt bên ACFD, BCFE, ABED là các hình chữ nhật.

• Các đoạn thẳng AD, BE, CF bằng nhausong song với nhau, được gọi là các cạnh bên.

• Mặt ABC và mặt DEF song song với nhau, gọi là hai mặt đáy (hoặc đáy).

• Độ dài cạnh AD gọi là chiều cao của hình lăng trụ.

Hình lăng trụ đứng ABC.DEF có hai mặt đáy là hình tam giác nên gọi là hình lăng trụ đứng tam giác.

Chiều cao Hình 3 Đáy A B C D E Đáy F H G

Hình ABCD.EFGH (Hình 3) có hai mặt đáy là hình tứ giác và các mặt bên là hình chữ nhật nên được gọi là hình lăng trụ đứng tứ giác.

Chú ý: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là hình lăng trụ đứng tứ giác.

Ví dụ

Quan sát hình lăng trụ đứng tứ giác trong Hình 3.

a) Hãy chỉ ra các mặt đáy và mặt bên của lăng trụ đứng tứ giác.

b) Cạnh bên AE bằng các cạnh nào?

Giải

a) Hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.EFGH có:

• Hai mặt đáy là: ABCD, EFGH.

• Bốn mặt bên là: ABFE, BCGF, CDHG, ADHE.

b) Trong hình lăng trụ đứng ,ta có các cạnh bên bằng nhau và song song với nhau.

Vậy cạnh bên AE bằng các cạnh bên: BF, CG, DH.


Xem thêm các bài học khác :

Chương 3. Các hình khối trong thực tiễn

Bài 1. Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương
Bài 2. Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Bài 3. Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác
Bài 4. Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác
Ôn tập chương 3. Các hình khối trong thực tiễn