Bài 1. Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương

Chương 3. Các hình khối trong thực tiễn

Quan sát những đồ vật sau đây (hộp quà, các thùng giấy, khối vuông rubik, con xúc xắc, thùng chứa hàng) và cho biết những đồ vật đó có dạng hình gì.

hinh-hop-chu-nhat-hinh-lap-phuong

1. Hình hộp chữ nhật

hinh-hop-chu-nhat-hinh-3-trang-47-ctst

Hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ trong Hình 3 có:

• 6 mặt là hình chữ nhật.

• 8 đỉnh: A, B, C, D, M, N, P, Q.

• 12 cạnh: AB, BC, CD, AD, MN, NP, PQ, MQ, AM, BN, CP, DQ. Trong đó, AB = CD = MN = PQ; BC = AD = NP = MQ; AM = BN = CP = DQ.

• 3 góc vuông ở mỗi đỉnh (chẳng hạn, ở đỉnh A có 3 góc vuông là góc BAD, góc BAM, góc DAM).

• 4 đường chéo bằng nhau: AP, BQ, CM, DN.

Ví dụ

thuc-hanh-1-trang-48-toan-7-tap-1-ctst

Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (Hình 4) và thực hiện các yêu cầu sau:

- Nêu các góc ở đỉnh F.

- Nêu các đường chéo được vẽ trong hình.

- Đường chéo chưa được vẽ là đường nào?

Giải

- Các góc ở đỉnh F là: $\widehat{BFE},\widehat{BFG},\widehat{EFG}$.

- Các đường chéo được vẽ trong hình là: AG, BH, CE.

- Đường chéo chưa được vẽ là: DF.

2. Hình lập phương

hinh-lap-phuong-hinh7-trang-49-tap-1-CTST

Hình lập phương ABCD.MNPQ trong Hình 7 có:

• 6 mặt là hình vuông.

• 8 đỉnh: A, B, C, D, M, N, P, Q.

• 12 cạnh bằng nhau: AB, BC, CD, AD, MN, NP, PQ, MQ, AM, BN, CP, DQ.

• 3 góc vuông ở mỗi đỉnh (chẳng hạn, ở đỉnh A có 3 góc vuông là góc BAD, góc BAM, góc DAM).

• 4 đường chéo bằng nhau: AP, BQ, CM, DN.

Ví dụ

thuc-hanh-3-trang-49-toan-7-tap-1-CTST

Quan sát hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có AB = 5 cm (Hình 8).

- Tìm độ dài các cạnh BC, CC’.

- Nêu các góc ở đỉnh C.

- Nêu các đường chéo chưa được vẽ.

Giải

- Hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có độ dài các cạnh bằng nhau nên BC = CC’ = AB = 5 (cm).

- Các góc ở đỉnh C là: $\widehat{BCC'},\widehat{DCC'},\widehat{BCD}$.

- Các đường chéo chưa được vẽ là: AC’, CA’.


Xem thêm các bài học khác :

Chương 3. Các hình khối trong thực tiễn

Bài 1. Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương
Bài 2. Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Bài 3. Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác
Bài 4. Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác
Ôn tập chương 3. Các hình khối trong thực tiễn