Bài 3. Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ

Chương 9. Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

1. Phương trình đường tròn

Trong mặt phẳng Oxy, đường tròn tâm I(a; b) bán kính R (xem Hình 1), có phương trình là:

(x - a)2 + (y - b)2 = R2.

phuong-trinh-duong-tron-trong-Oxy

Ngược lại, phương trình x2 + y2 - 2ax - 2by + c = 0 là phương trình đường tròn (C) khi và chỉ khi a2 + b2 - c > 0.

Khi đó đường tròn (C) có tâm I(a; b)bán kính R = ${\color{Blue}\sqrt{a^2+b^2-c}}$.

Ví dụ

1) Viết phương trình đường tròn (C) có tâm I(2; -2), bán kính R = 8.

Giải

Đường tròn (C) tâm I(2; -2), bán kính R = 8 có phương trình:

(x - 2)2 + [y - (-2)]2 = 82 ⇔ (x - 2)2 + (y + 2)2 = 64.

 

2) Phương trình nào trong các phương trình sau đây là phương trình đường tròn? Tìm tọa độ tâm và bán kính của đường tròn đó.

a) x2 + y2 – 2x – 4y – 20 = 0;

b) 2x2 + 2y2 + 6x + 8y – 2 = 0.

Giải

a) Phương trình đã cho có dạng x2 + y2 – 2ax – 2by + c = 0 với a = 1, b = 2 và c = -20.

Ta có: a2 + b2 – c = 12 + 22 – (-20) = 25 > 0.

Vậy đây là phương trình đường tròn có tâm I(1; 2) và bán kính R = $\sqrt{25}$ = 5.

b) 2x2 + 2y2 + 6x + 8y – 2 = 0

⇔ x2 + y2 + 3x + 4y – 1 = 0

Phương trình đã cho có dạng x2 + y2 – 2ax – 2by + c = 0 với a = $\frac{-3}{2}$, b = -2 và c = -1.

Ta có: a2 + b2 – c = $\left(\frac{-3}{2}\right)^2$ + (-2)2 − (-1) = $\frac{29}{4}$ > 0.

Vậy đây là phương trình đường tròn có tâm $I\left(\frac{-3}{2};-2\right)$ và bán kính R = $\sqrt{\frac{29}{4}}=\frac{\sqrt{29}}{2}$.

2. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn

Phương trình tiếp tuyến của đường tròn tâm I(a; b) tại điểm M0(x0; y0) nằm trên đường tròn là:

(a - x0)(x - x0) + (b - y0)(y - y0) = 0.

phuong-trinh-tiep-tuyen-duong-tron-trong-Oxy

Ví dụ

Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C): x2 + y2 – 2x – 4y – 20 = 0 tại điểm A(4; 6).

Giải

x2 + y2 – 2x – 4y – 20 = 0

⇔ (x – 1)2 + (y – 2)2 = 52

Do đó phương trình đường tròn (C) có tâm I(1; 2) và bán kính R = 5.

IA = $\sqrt{(4-1)^2+(6-2)^2}$ = 5 ⇒ A ∈ (C)

Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm A(4; 6) ∈ (C) là:

(1 – 4)(x – 4) + (2 – 6)(y – 6) = 0

⇔ 3x + 4y – 36 = 0.


Xem thêm các bài học khác :

Chương 9. Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Bài 1. Tọa độ của vectơ
Bài 2. Đường thẳng trong mặt phẳng tọa độ
Bài 3. Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ
Bài 4. Ba đường conic trong mặt phẳng tọa độ
Ôn tập chương 9. Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng