• Nếu đường thẳng ∆cắt trục Ox và Oy tại A(a; 0) và B(0; b) (a, b khác 0) thì phương trình ∆ có dạng:
ax+by=1
Phương trình trên còn được gọi là phương trình đoạn chắn.
Liên hệ giữa đồ thị hàm số bậc nhất và đường thẳng
Đồ thị hàm số bậc nhất y = kx + y0 (k ≠ 0) là một đường thẳng có phương trình tổng quát kx - y + y0 = 0 có vectơ pháp tuyếnn = (k; -1).
Ngược lại, cho đường thẳng d có phương trình tổng quát ax + by + c = 0 ⇔ y=−bax−bc (với a và b đều khác 0). Như vậy d là đồ thị hàm số bậc nhất y=−bax−bc với hệ số góck=−ba và tung độ gócy0=−bc.
Chú ý:
• Nếu a = 0 và b ≠ 0 thì phương trình ax + by + c = 0 trở thành y=−bc. Khi đó d là đường thẳng vuông góc với Oy tại điểm (0;b−c) (Hình 3a).
• Nếu a ≠ 0 và b = 0 thì phương trình ax + by + c = 0 trở thành x=−ac. Khi đó d là đường thẳng vuông góc với Ox tại điểm (a−c;0) (Hình 3b).
Trong cả hai trường hợp này, đường thẳng d không phải là đồ thị của hàm số bậc nhất.
Ví dụ
1) a) Viết phương trình tham số của đường thẳng d đi qua điểm B(-9; 5) và nhận vectơ v = (8; -4) làm vectơ chỉ phương.
b) Tìm tọa độ P trên d, biết P có tung độ bằng 1.
Giải
a) Phương trình tham số của đường thẳng d đi qua điểm B(-9; 5) có vectơ chỉ phương v = (8; -4) là:
{x=−9+8ty=5−4t (t ∈ ℝ).
b) P ∈ d nên tọa độ P là (-9 + 8t; 5 - 4t).
Vì tung độ của P bằng 1 nên 5 - 4t = 1 ⇔ t = 1.
Thay t = 1 vào biểu thức hoành độ -9 + 8t, ta được hoành độ của P bằng -9 + 8.1 = -1.
Vậy P(-1; 1).
2) Viết phương trình tham số và phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ trong các trường hợp sau:
a) Đường thẳng ∆ đi qua điểm A(1; 1) và có vectơ pháp tuyến n = (3; 5);
b) Đường thẳng ∆ đi qua hai điểm M(4; 0), N(0; 3).
Giải
a) Đường thẳng ∆ có vectơ pháp tuyến n = (3; 5) nên có vectơ chỉ phương u = (-5; 3).
• Phương trình tham số của ∆ đi qua điểm A(1; 1) và có vectơ chỉ phương u = (-5; 3) là:
{x=1−5ty=1+3t.
• Phương trình tổng quát của ∆ đi qua điểm A(1; 1) và có vectơ pháp tuyến n = (3; 5) là:
3(x – 1) + 5(y – 1) = 0 ⇔ 3x + 5y – 8 = 0.
b) Đường thẳng ∆ đi qua hai điểm M(4; 0), N(0; 3) nên MN = (-4; 3) là vectơ chỉ phương, suy ra ∆ có vectơ pháp tuyến n = (3; 4).
• Phương trình tham số của ∆ đi qua điểm M(4; 0) và có vectơ chỉ phương MN = (-4; 3) là:
{x=4−4ty=3t.
• Phương trình tổng quát của ∆ đi qua điểm M(4; 0) và có vectơ pháp tuyến n = (3; 4) là:
3(x – 4) + 4(y – 0) = 0 ⇔ 3x + 4y – 12 = 0.
2. Vị trí tương đối của hai đường thẳng
Trong mặt phẳng Oxy, cho hai đường thẳng ∆1: a1x + b1y + c1 = 0 (a12+b12 > 0) có vectơ pháp tuyến n1 và ∆2: a2x + b2y + c2 = 0 (a22+b22 > 0) có vectơ pháp tuyến n2.
Nếu n1 và n2 cùng phương (xem Hình 5a, 5b) thì ∆1 và ∆2 song song hoặc trùng nhau. Lấy một điểm P tùy ý trên ∆1:
• Nếu P ∈ ∆2 thì ∆1 ≡ ∆2.
• Nếu P ∉ ∆2 thì ∆1 // ∆2.
Nếu n1 và n2 không cùng phương (xem Hình 5c) thì ∆1 và ∆2 cắt nhau tại một điểm M(x0; y0) với (x0; y0) là nghiệm của hệ phương trình:
{a1x+b1y+c1=0a2x+b2y+c2=0.
Chú ý:
a) Nếu n1.n2=0 (xem Hình 5d) thì n1⊥n2, suy ra ∆1 ⊥ ∆2.
b) Để xét hai vectơ n1(a1;b1) và n2(a2;b2) cùng phương hay không cùng phương, ta xét biểu thức a1b2−a2b1:
• Nếu a1b2−a2b1=0 thì hai vectơ cùng phương.
• Nếu a1b2−a2b1=0 thì hai vectơ không cùng phương.
Trong trường hợp các hệ số a1, a2, b1, b2 đều khác 0, ta có thể xét hai trường hợp:
• Nếu a2a1=b2b1 thì hai vectơ cùng phương.
• Nếu a2a1=b2b1 thì hai vectơ không cùng phương.
Ví dụ
Xét vị trí tương đối của các cặp đường thẳng d1 và d2 trong các trường hợp sau:
a) d1: x – 5y + 9 = 0 và d2: 10x + 2y + 7 = 10;
b) d1: 3x – 4y + 9 = 0 và d2: {x=1+4ty=1+3t.
Giải
a) Ta có d1 và d2 có vectơ pháp tuyến lần lượt là n1 = (1; -5) và n2 = (10; 2).
Ta có: 101=2−5 ⇒ d1 và d2 cắt nhau tại một điểm, có tọa độ là nghiệm của hệ {x−5y+9=010x+2y+7=0.
b) Ta có d1 và d2 có vectơ pháp tuyến lần lượt là n1 = (3; -4) và n2 = (-3; 4).
Ta có: −33=4−4 ⇒ d1 và d2 song song hoặc trùng nhau.
Lấy điểm M(1; 1) thuộc đường thẳng d2, thay tọa độ của M vào phương trình d1 ta được: 3.1 – 4.1 + 9 = 8 ≠ 0 ⇒ M ∉ d1.
Vậy d1 // d2.
3. Góc giữa hai đường thẳng
♦ Hai đường thẳng ∆1 và ∆2 cắt nhau tạo thành bốn góc (xem Hình 6).
• Nếu ∆1không vuông góc với ∆2 thì góc nhọn trong bốn góc đó được gọi là góc giữa hai đường thẳng ∆1 và ∆2.
• Nếu ∆1vuông góc với ∆2 thì ta nói góc giữa ∆1 và ∆2 bằng 90°.
♦ Nếu ∆1song song hoặc trùng ∆2 thì góc giữa ∆1 và ∆2 bằng 0°.
Như vậy góc α giữa ∆1 và ∆2 luôn thỏa mãn 0° ≤ α ≤ 90° và được kí hiệu là (∆1,∆2) hoặc (∆1,∆2).
♦ Cho hai đường thẳng ∆1: a1x + b1y + c1 = 0 (a12+b12 > 0) và ∆2: a2x + b2y + c2 = 0 (a22+b22 > 0) có vectơ pháp tuyến lần lượt là n1 và n2, Ta có công thức:
Trong mặt phẳng Oxy, cho hai đường thẳng ∆: ax + by + c = 0 (a2 + b2 > 0) và điểm M0(x0; y0). Khoảng cách từ điểm M0 đến đường thẳng ∆, kí hiệu là d(M0, ∆), được tính bởi công thức:
d(M0 , ∆) = a2+b2∣ax0+by0+c∣.
Ví dụ
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có tọa độ các đỉnh A(1; 1), B(5; 2), C(4; 4). Tính độ dài đường cao kẻ từ đỉnh A của tam giác ABC.
Giải
Phương trình đường thẳng BC là 5−4x−4=2−4y−4 ⇔ 2x + y – 12 = 0.