Trong mặt phẳng Oxy, cho ba điểm D(-1; 4), E(0; -3), F(5; 0).
a) Vẽ các điểm D, E, F trên mặt phẳng Oxy.
b) Tìm tọa độ của các vectơ $\overrightarrow{OD},\overrightarrow{OE},\overrightarrow{OF}$.
c) Vẽ và tìm tọa độ hai vectơ đơn vị $\overrightarrow{i}$ và $\overrightarrow{j}$ lần lượt trên hai trục tọa độ Ox và Oy.
Giải
a) Các điểm D, E, F được vẽ trên mặt phẳng Oxy như sau:
b) D(-1; 4) nên tọa độ của vectơ $\overrightarrow{OD}$ = (-1; 4).
E(0; -3) nên tọa độ của vectơ $\overrightarrow{OE}$ = (0; -3).
F(5; 0) nên tọa độ của vectơ $\overrightarrow{OF}$ = (5; 0).
c) Hai vectơ đơn vị $\overrightarrow{i}$ và $\overrightarrow{j}$ được vẽ lần lượt trên hai trục tọa độ Ox và Oy như sau:
Tọa độ của vectơ $\overrightarrow{i}$ = (1; 0) và tọa độ của vectơ $\overrightarrow{j}$ = (0; 1).
Cho hai vectơ $\overrightarrow{a}$ = (a1; a2), $\overrightarrow{b}$ = (b1; b2) và số thực k. Khí đó:
• $\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}$ = (a1+ b1; a2 + b2);
• $\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}$ = (a1- b1; a2 - b2);
• $k\overrightarrow{a}$ = (ka1; ka2);
• $\overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}$ = a1.b1 + a2.b2.
Cho hai vectơ $\overrightarrow{m}$ = (-6; 1) và $\overrightarrow{n}$ = (0; 2).
a) Tìm tọa độ của các vectơ $\overrightarrow{m}+\overrightarrow{n},\overrightarrow{m}-\overrightarrow{n},10\overrightarrow{m},-4\overrightarrow{n}$.
b) Tính các tích vô hướng $\overrightarrow{m}.\overrightarrow{n},(10\overrightarrow{m}).(-4\overrightarrow{n})$.
Giải
a) $\overrightarrow{m}+\overrightarrow{n}$ = (-6 + 0; 1 + 2) = (-6; 3).
$\overrightarrow{m}-\overrightarrow{n}$ = (-6 – 0; 1 – 2) = (-6; -1);
$10\overrightarrow{m}$ = (10.(-6); 10.1) = (-60; 10);
$-4\overrightarrow{n}$ = ( (-4).0; (-4).2) = (0; -8).
b) $\overrightarrow{m}.\overrightarrow{n}$ = (-6).0 + 1.2 = 2;
$(10\overrightarrow{m}).(-4\overrightarrow{n})$ = -60.0 + 10.(-8) = -80.
Cho hai điểm A(xA; yA), B(xB; yB). Ta có:
$\overrightarrow{AB}=(x_B-x_A;y_B-y_A)$.
• Cho hai điểm A(xA; yA) và B(xB; yB). Tọa độ trung điểm M(xM; yM) của đoạn thẳng AB là:
$x_M=\frac{x_A+x_B}{2},y_M=\frac{y_A+y_B}{2}$.
• Cho tam giác ABC có A(xA; yA), B(xB; yB), C(xC; yC). Tọa độ trọng tâm G(xG; yG) của tam giác ABC là:
$x_G=\frac{x_A+x_B+x_C}{3},y_G=\frac{y_A+y_B+y_C}{3}$.
1) Cho E(9; 9), F(8; -7), G(0; -6). Tìm tọa độ của các vectơ $\overrightarrow{FE},\overrightarrow{FG},\overrightarrow{EG}$.
Giải
• $\overrightarrow{FE}=(x_E-x_F;y_E-y_F)$ = (9 – 8; 9 – (-7) ) = (1; 16);
• $\overrightarrow{FG}=(x_G-x_F;y_G-y_F)$ = (0 – 8; -6 – (-7) ) = (-8; 1);
• $\overrightarrow{EG}=(x_G-x_E;y_G-y_E)$ = (0 – 9; -6 – 9) = (-9; -15).
2) Cho tam giác QRS có tọa độ các đỉnh là Q(7; -2), R(-4; 9) và S(5; 8).
a) Tìm tọa độ trung điểm M của cạnh QS.
b) Tìm tọa độ trọng tâm G của tam giác QRS.
Giải
a) Trung điểm M(xM; yM) của cạnh QS với Q(7; -2), S(5; 8) là:
$x_M=\frac{x_Q+x_S}{2}=\frac{7+5}{2}=6,y_M=\frac{y_Q+y_S}{2}=\frac{-2+8}{2}=3$.
Vậy M(6; 3).
b) Trọng tâm G(xG; yG) của ∆QRS với Q(7; -2), R(-4; 9), S(5; 8) là:
$x_G=\frac{x_Q+x_R+x_S}{3}=\frac{7+(-4)+5}{3}=\frac{8}{3},y_G=\frac{y_Q+y_R+y_S}{3}=\frac{-2+9+8}{3}=5$.
Vậy $G\left(\frac{8}{3};5\right)$.
Cho hai vectơ $\overrightarrow{a}$ = (a1; a2), $\overrightarrow{b}$ = (b1; b2) và hai điểm A(xA; yA), B(xB; yB). Ta có:
• $\overrightarrow{a}⊥\overrightarrow{b}$ ⇔ a1.b1 + a2.b2 = 0;
• $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$ cùng phương ⇔ a1.b2 - a2.b1 = 0;
• $\left|\overrightarrow{a}\right|=\sqrt{a_1^2+a_2^2}$;
• AB = $\sqrt{(x_B-x_A)^2+(y_B-y_A)^2}$;
• $cos\left(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}\right)=\frac{\overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}}{|\overrightarrow{a}|.|\overrightarrow{b}|}=\frac{a_1b_1+a_2b_2}{\sqrt{a_1^2+a_2^2}.\sqrt{b_1^2+b_2^2}}$ ($\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}$ khác $\overrightarrow{0}$).
Trong mặt phẳng Oxy, cho tam giác DEF có tọa độ các đỉnh là D(2; 2), E(6; 2) và F(2; 6).
a) Tìm tọa độ điểm H là chân đường cao của tam giác DEF kẻ từ D.
b) Giải tam giác DEF.
Giải
$\overrightarrow{a}⊥\overrightarrow{b}$ ⇔ a1.b1 + a2.b2 = 0;
a) Xét H(x; y). Ta có: $\overrightarrow{DH}$ = (x-2; y-2), $\overrightarrow{EH}$ = (x-6; y-2), $\overrightarrow{EF}$ = (2-6; 6-2) = (-4; 4).
H là chân đường cao của tam giác DEF kẻ từ D, nên ta có:
• $\overrightarrow{DH}⊥\overrightarrow{EF}$ ⇔ (x-2).(-4) + (y-2).4 = 0 ⇔ -x + y = 0; (1)
• $\overrightarrow{EH},\overrightarrow{EF}$ cùng phương ⇔ (x-6).4 - (y-2).(-4) = 0 ⇔ x + y = 8. (2)
Giải hệ (1) và (2), ta được x = 4 và y = 4. Vậy H(4; 4).
b) Ta có: $\overrightarrow{DE}$ = (4; 0), $\overrightarrow{EF}$ = (-4; 4), $\overrightarrow{DF}$ = (2-6; 6-2) = (0; 4), suy ra:
DE = $\sqrt{4^2+0^2}$ = 4, EF = $\sqrt{(-4)^2+4^2}=4\sqrt{2}$, DF = $\sqrt{0^2+4^2}$ = 4.
∆DEF có DE = DF (= 4) và EF2 = DE2 + DF2 (do $(4\sqrt{2})^2$ = 42 + 42 (= 32) )
⇒ ∆DEF vuông cân tại D. Do đó: $\widehat{D}=90°,\widehat{E}=45°,\widehat{F}=45°$.
Xem thêm các bài học khác :