Bài 3. Đường tiệm cận của đồ thị hàm số

Chương I. ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT HÀM SỐ

1. Đường tiệm cận đứng

Đường thẳng x = a gọi là một đường tiệm cận đứng (hay tiệm cận đứng) của đồ thị hàm số y = f(x) nếu có ít nhất một trong các điều kiện sau:

$\underset{x\rightarrow a^-}{lim}\;f(x)=+\infty,\underset{x\rightarrow a^+}{lim}\;f(x)=+\infty,\underset{x\rightarrow a^-}{lim}\;f(x)=-\infty,\underset{x\rightarrow a^+}{lim}\;f(x)=-\infty$.

tiem_can_dung

tiem_can_dung

Ví dụ

Tìm tiệm cận đứng của đồ thị hàm số $y=f(x)=\frac{2x+3}{-x+5}$.

Giải

Tập xác định D = ℝ \ {5}.

Ta có $\underset{x\rightarrow5^-}{lim}\;f(x)=+\infty$.

Vậy đường thẳng x = 5 là một tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

2. Đường tiệm cận ngang

Đường thẳng y = m gọi là một đường tiệm cận ngang (hay tiệm cận ngang) của đồ thị hàm số y = f(x) nếu

$\underset{x\rightarrow-\infty}{lim}\;f(x)=m$ hoặc $\underset{x\rightarrow+\infty}{lim}\;f(x)=m$.

tiem_can_ngang

Ví dụ

Tìm tiệm cận ngang của đồ thị hàm số $y=\frac{x-1}{4x+1}$.

Giải

Tập xác định D = ℝ \ $\{\frac{-1}{4}\}$.

Ta có $\underset{x\rightarrow+\infty}{lim}\frac{x-1}{4x+1}=\frac{1}{4}$.

Vậy đường thẳng $y=\frac{1}{4}$ là một tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

3. Đường tiệm cận xiên

Đường thẳng y = ax + b, a ≠ 0 gọi là một đường tiệm cận xiên (hay tiệm cận xiên) của đồ thị hàm số y = f(x) nếu

$\underset{x\rightarrow-\infty}{lim}\;[f(x)-(ax+b)]=0$ hoặc $\underset{x\rightarrow+\infty}{lim}\;[f(x)-(ax+b)]=0$.

tiem_can_xien

tiem_can_xien

Nhận xét:

a) Có thể tìm các hệ số a, b trong phương trình y = ax + b như sau:

$a=\underset{x\rightarrow+\infty}{lim}\frac{f(x)}{x},b=\underset{x\rightarrow+\infty}{lim}\;[f(x)-ax]$

hoặc $a=\underset{x\rightarrow-\infty}{lim}\frac{f(x)}{x},b=\underset{x\rightarrow-\infty}{lim}\;[f(x)-ax]$.

b) Khi a =0 thì đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là đường thẳng y = b.

Ví dụ

Tìm tiệm cận xiên của đồ thị hàm số $y=\frac{2x^2-3x}{x+5}$.

Giải

Tập xác định D = ℝ \ {-5}.

Ta có $y=f(x)=\frac{2x^2-3x}{x+5}=2x-13+\frac{65}{x+5}$,

Do đó, $\underset{x\rightarrow-\infty}{lim}\;[f(x)-(2x-13)]=\underset{x\rightarrow-\infty}{lim}\frac{65}{x+5}=0$.

Vậy tiệm cận xiên của đồ thị hàm số là đường thẳng y = 2x - 13.


Xem thêm các bài học khác :

Chương I. ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT HÀM SỐ

Bài 1. Tính đơn điệu và cực trị của hàm số
Bài 2.Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
Bài 3. Đường tiệm cận của đồ thị hàm số
Bài 4. Khảo sát và vẽ đồ thị một số hàm số cơ bản