Các khẳng định sau đúng hay sai? Nếu sai, hãy phát biểu lại cho đúng.
a) $\sqrt{3}$ ∈ ℚ; b) $\sqrt{3}$ ∈ ℝ; c) $\frac{2}{3}$ ∉ ℝ; d) -9 ∈ ℝ.
Giải
a) $\sqrt{3}$ ∈ ℚ là khẳng định sai, vì không có số hữu tỉ x nào để x2 = 3 nên $\sqrt{3}$ không là số hữu tỉ. Vậy $\sqrt{3}$ ∉ ℚ.
b) $\sqrt{3}$ = 1,7320508... là số vô tỉ, ta gọi $\sqrt{3}$ là số thực. Vậy $\sqrt{3}$ ∈ ℝ là khẳng định đúng.
c) $\frac{2}{3}$ ∉ ℝ là khẳng định sai, vì $\frac{2}{3}$ là số hữu tỉ, ta gọi $\frac{2}{3}$ là số thực. Vậy $\frac{2}{3}$ ∈ ℝ.
d) -9 là số hữu tỉ, ta gọi -9 là số thực. Vậy -9 ∈ ℝ là khẳng định đúng.
Với hai số thực x, y bất kì, ta luôn có hoặc x < y hoặc x > y hoặc x = y.
Ta có thể so sánh hai số thực bằng cách so sánh hai số thập phân (hữu hạn hoặc vô hạn) biểu diễn chúng.
Chú ý: Nếu a > b > 0 thì ${\color{Blue}\sqrt{a}>\sqrt{b}}$.
So sánh hai số thực:
a) 4,(56) và 4,56279; b) -3,(65) và -3,6491; c) 0,(21) và 0,2(12); d) $\sqrt{2}$ và 1,42.
Giải
a) 4,(56) = 4,5656…
4,5656… > 4,56279 (vì có cặp chữ số thập phân thứ ba (từ trái sang phải) 5 > 2) nên 4,(56) > 4,56279.
b) 3,(65) = 3,6565...
3,6565... > 3,6491 (vì có cặp chữ số thập phân thứ hai (từ trái sang phải) 5 > 4) nên 3,(65) > 3,6491. Vậy -3,(65) < -3,6491.
c) 0,(21) = 0,212121… và 0,2(12) = 0,21212121… . Vậy 0,(21) = 0,2(12).
d) $\sqrt{2}$ = 1,414213562...
1,414213562… < 1,42 (vì có cặp chữ số thập phân thứ hai (từ trái sang phải) 1 < 2) nên $\sqrt{2}$ < 1,42.
Không cần vẽ hình, hãy nêu nhận xét về vị trí của hai số $\sqrt{2};\frac{3}{2}$ trên trục số.
Giải
$\sqrt{2}$ =1,4142... và $\frac{3}{2}$ = 1,5. Vì 1,4142... < 1,5 nên $\sqrt{2}<\frac{3}{2}$.
Vậy trên trục số, điểm $\sqrt{2}$ ở bên trái điểm $\frac{3}{2}$.
Tìm số đối của các số thực sau: 5,12; π; $-\sqrt{13}$.
Giải
Số đối của 5,12 là -5,12.
Số đối của π là số −π.
Số đối của $-\sqrt{13}$ là $\sqrt{13}$.
1) Tìm giá trị tuyệt đối của các số thực sau: -3,14; 41; -5; 1,(2); $-\sqrt{5}$.
2) Có bao nhiêu số thực x thỏa mãn |x| = $\sqrt{3}$?
Giải
1) |-3,14| = 3,14; |41| = 41; |-5| = 5; |1,(2)| = 1,(2); $|-\sqrt{5}|=\sqrt{5}$.
2) Ta có $|\sqrt{3}|=\sqrt{3};|-\sqrt{3}|=\sqrt{3}$.
Vậy có hai số x là $\sqrt{3};-\sqrt{3}$ thỏa mãn |x| = $\sqrt{3}$.
Xem thêm các bài học khác :