Bài 1. Số vô tỉ. Căn bậc hai số học

Chương 2. Số thực

Có số hữu tỉ nào mà bình phương của nó bằng 2 hay không?

1. Biểu diễn thập phân của số hữu tỉ

Số $\frac{3}{2}$ = 1,5; $\frac{27}{25}$ = 1,48. Các số 1,5; 1,48 gọi là số thập phân hữu hạn.

$\frac{5}{6}$ = 0,8333... = 0,8(3); $\frac{431}{165}$ = 2,6121212... = 2,6(12).

Các số 0,8(3); 2,6(12) gọi là số thập phân vô hạn tuần hoàn và chữ số (hay cụm chữ số) lặp đi lặp lại như (3); (12) gọi là chu kì.

Số 0,8(3) đọc là 0,8 chu kì 3; số 2,6(12) đọc là 2,6 chu kì 12.

Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

Ví dụ

Hãy biểu diễn các số hữu tỉ sau đây dưới dạng số thập phân: $\frac{12}{25};\frac{27}{2};\frac{10}{9}$.

Giải

$\frac{12}{25}$ = 0,48; $\frac{27}{2}$ =13,5; $\frac{10}{9}$ = 1,111... = 1,(1).

2. Số vô tỉ

Bài toán: Tìm x, biết x > 0 và x2 = 2.

Người ta chứng minh được rằng không có số hữu tỉ x nào thoản mãn bài toán trên và đã tính được x = 1,414213562... , số này là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn.

Ta gọi những số như vậy là số vô tỉ. Tập hợp các số vô tỉ được kí hiệu là I.

Ví dụ

Hoàn thành các phát biểu sau:

a) Số a = 5,123 là một số thập phân hữu hạn nên a là số .?.

b) Số b = 6,15555…. = 6,1(5) là một số thập phân vô hạn tuần hoàn nên b là số .?.

c) Người ta chứng minh được π = 3,14159265... là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vậy π là số .?.

d) Cho biết số c = 2,23606… là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vậy c là số .?.

Giải

a) Số a = 5,123 là một số thập phân hữu hạn nên a là số hữu tỉ.

b) Số b = 6,15555…. = 6,1(5) là một số thập phân vô hạn tuần hoàn nên b là số hữu tỉ.

c) Người ta chứng minh được π = 3,14159265... là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vậy π là số vô tỉ.

d) Cho biết số c = 2,23606… là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vậy c là số vô tỉ.

3. Căn bậc hai số học

Căn bậc hai số học của số a không âm là số x không âm sao cho x2 = a.

Ta dùng kí hiệu ${\color{Blue}\sqrt{a}}$ để chỉ căn bậc hai số học của a.

Ta có: 5 > 0 và 52 = 25. Ta nói căn bậc hai số học của 25 là 5, viết là $\sqrt{25}$ = 5.

$\sqrt{4}$ = 2; $\sqrt{9}$ = 3; $\sqrt{100}$ = 10; $\sqrt{0}$ = 0.

♦ Một số a không âmđúng một căn bậc hai số học.

Chú ý:

  • Số âm không có căn bậc hai số học.
  • Ta có $\sqrt{a}$ ≥ 0 với a ≥ 0. 
  • Với a ≥ 0, ta luôn có $(\sqrt{a})^2=a$, ví dụ $(\sqrt{2})^2$ = 2.

Ví dụ

1) Viết các căn bậc hai số học của 16; 7; 10; 36.

Giải

Căn bậc hai số học của 16 là 4 vì 4 > 0 và 42 = 16. Ta viết $\sqrt{16}$ = 4.

Căn bậc hai số học của 7 là $\sqrt{7}$ vì $\sqrt{7}$ > 0 và $(\sqrt{7})^2$ = 7.

Căn bậc hai số học của 10 là $\sqrt{10}$ vì $\sqrt{10}$ > 0 và $(\sqrt{10})^2$ = 10.

Căn bậc hai số học của 36 là 6 vì 6 > 0 và 62 = 36. Ta viết $\sqrt{36}$ = 6.

 

2) Tính độ dài cạnh của một mảnh đất hình vuông có diện tích là 169 m2.

Giải

Gọi độ dài cạnh của mảnh đất hình vuông là a (m) (a > 0).

Theo đề bài ta có a2 = 169 suy ra a = $\sqrt{169}$ = 13 (m).

Vậy độ dài cạnh của mảnh đất hình vuông là 13 m.


Xem thêm các bài học khác :

Chương 2. Số thực

Bài 1. Số vô tỉ. Căn bậc hai số học
Bài 2. Số thực. Giá trị tuyệt đối của một số thực
Bài 3. Làm tròn số và ước lượng kết quả
Ôn tập chương 2. Số thực