Bài 1. Khái niệm vectơ

Chương 5. Vectơ

Chúng ta cần vectơ để biểu diễn các đại lượng có hướng.

khai-niem-vecto

1. Định nghĩa vectơ

Vectơ là một đoạn thẳng có hướng, nghĩa là đã chỉ ra điểm đầuđiểm cuối.

• Vectơ có điểm đầu A, điểm cuối B được kí hiệu là ${\color{Blue}\overrightarrow{AB}}$, đọc là vectơ $\overrightarrow{AB}$ (Hình 2).

Đường thẳng đi qua hai điểm A và B gọi là giá của vectơ $\overrightarrow{AB}$.

Độ dài của đoạn thẳng AB gọi là độ dài của vectơ $\overrightarrow{AB}$ và được kí hiệu là ${\color{Blue}|\overrightarrow{AB}|}$. Như vậy ta có: $|\overrightarrow{AB}|=AB$.

B A Hình 2 AB . .

Chú ý: Một vectơ khi không cần chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối có thể viết là $\overrightarrow{a},\overrightarrow{b},\overrightarrow{x},\overrightarrow{y}$, …

Ví dụ

Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng 2. Gọi H là trung điểm của đoạn thẳng BC.

Tìm điểm đầu, điểm cuối, giá và độ dài của các vectơ $\overrightarrow{CH},\overrightarrow{CB},\overrightarrow{HA}$.

H A B 2 C

Giải

• Vectơ $\overrightarrow{CH}$ có điểm đầu là C, điểm cuối là H và có giá là đường thẳng CH.

Độ dài của $\overrightarrow{CH}$ là $|\overrightarrow{CH}|$ = CH = $\frac{BC}{2}=\frac{2}{2}$ = 1 (do H là trung điểm của BC).

• Vectơ $\overrightarrow{CB}$ có điểm đầu là C, điểm cuối là B và có giá là đường thẳng BC.

Độ dài của $\overrightarrow{CB}$ là $|\overrightarrow{CB}|$ = CB = 2.

• Vectơ $\overrightarrow{HA}$ có điểm đầu là H, điểm cuối là A và có giá là đường thẳng AH.

Độ dài của $\overrightarrow{HA}$ là $|\overrightarrow{HA}|$ = HA = AC.sinC = 2.sin60° = $\sqrt{3}$.

2. Hai vectơ cùng phương, cùng hướng

Hai vectơ có giá song song hoặc trùng nhau được gọi là hai vectơ cùng phương.

Hai vectơ cùng phương chỉ có thể cùng hướng hoặc ngược hướng.

Nhận xét: Ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi hai vectơ $\overrightarrow{AB}$ và $\overrightarrow{AC}$ cùng phương.

Ví dụ

Quan sát Hình 8 và gọi tên các vectơ:

a) Cùng phương với vectơ $\overrightarrow{x}$;

b) Cùng hướng với vectơ $\overrightarrow{a}$;

c) Ngược hướng với vectơ $\overrightarrow{u}$.

vecto-cung-phuong

Giải

a) Các vectơ $\overrightarrow{w},\overrightarrow{y},\overrightarrow{z}$ cùng phương với vectơ $\overrightarrow{x}$ (vì chúng có giá trùng nhau hoặc song song với giá của vectơ $\overrightarrow{x}$).

b) Vectơ $\overrightarrow{b}$ cùng hướng với vectơ $\overrightarrow{a}$ (vì chúng có giá song song với nhau và có cùng hướng trên Hình 8).

c) Vectơ $\overrightarrow{v}$ ngược hướng với vectơ $\overrightarrow{u}$ (vì chúng có giá song song với nhau và có hướng ngược nhau trên Hình 8).

3. Vectơ bằng nhau, vectơ đối nhau

• Hai vectơ $\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}$ được gọi là bằng nhau nếu chúng cùng hướng và có cùng độ dài, kí hiệu ${\color{Blue}\overrightarrow{a}=\overrightarrow{b}}$ (xem Hình 11a).

• Hai vectơ $\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}$ được gọi là đối nhau nếu chúng ngược hướng và có cùng độ dài, kí hiệu ${\color{Blue}\overrightarrow{a}=-\overrightarrow{b}}$. Khi đó, vectơ $\overrightarrow{b}$ được gọi là vectơ đối của vectơ $\overrightarrow{a}$ (xem Hình 11b).

hai-vecto-bang-nhau

Chú ý:

• Cho vectơ $\overrightarrow{a}$ và điểm O, ta luôn tìm được một điểm A duy nhất sao cho $\overrightarrow{OA}=\overrightarrow{a}$. Khi đó độ dài của vectơ $\overrightarrow{a}$ là độ dài đoạn thẳng OA, kí hiệu là $|\overrightarrow{a}|$ (xem Hình 12).

O A Hình 12 a . .

• Cho đoạn thẳng MN, ta luôn có $\overrightarrow{NM}=-\overrightarrow{MN}$.

Ví dụ

Cho D, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB của tam giác ABC (Hình 14).

a) Tìm các vectơ bằng vectơ $\overrightarrow{EF}$.

b) Tìm các vectơ đối của vectơ $\overrightarrow{EC}$.

vecto-bang-nhau-vecto-doi-nhau

Giải

a) EF là đường trung bình của ∆ABC nên EF // BC và EF = $\frac{BC}{2}$.

D là trung điểm của BC nên BD = DC = $\frac{BC}{2}$.

Do đó EF = BD = DC và EF // BD, EF // DC.

Vậy các vectơ bằng vectơ $\overrightarrow{EF}$ là $\overrightarrow{DB},\overrightarrow{CD}$.

b) FD là đường trung bình của ∆ABC nên FD // AC và FD = $\frac{AC}{2}$.

E là trung điểm của AC nên EC = AE = $\frac{AC}{2}$.

Do đó: EC = AE = FD và FD // EC.

Vậy các vectơ đối của vectơ $\overrightarrow{EC}$ là $\overrightarrow{CE},\overrightarrow{EA},\overrightarrow{DF}$.

4. Vectơ-không

Vectơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau gọi là vectơ-không, kí hiệu là ${\color{Blue}\overrightarrow{0}}$.

Chú ý:

• Quy ước vectơ-khôngđộ dài bằng 0.

Vectơ-không luôn cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ.

• Mọi vectơ-không đều bằng nhau: $\overrightarrow{0}=\overrightarrow{AA}=\overrightarrow{BB}=\overrightarrow{CC}$ = … với mọi A, B, C, …

• Vectơ đối của vectơ-không là chính nó.

Ví dụ

Cho đoạn thẳng EF có độ dài bằng 2 và nhận M là trung điểm. Tìm độ dài của các vectơ  $\overrightarrow{EF},\overrightarrow{EE},\overrightarrow{EM},\overrightarrow{MM},\overrightarrow{FF}$.

Giải

• Các vectơ $\overrightarrow{EE}=\overrightarrow{MM}=\overrightarrow{FF}=\overrightarrow{0}$ nên $|\overrightarrow{EE}|=|\overrightarrow{MM}|=|\overrightarrow{FF}|$ = 0.

• $|\overrightarrow{EF}|$ = EF = 2.

• $|\overrightarrow{EM}|$ = EM = EF : 2 = 2 : 2 = 1 (vì M là trung điểm của EF).


Xem thêm các bài học khác :

Chương 5. Vectơ

Bài 1. Khái niệm vectơ
Bài 2. Tổng và hiệu của hai vectơ
Bài 3. Tích của một số với một vectơ
Bài 4. Tích vô hướng của hai vectơ
Ôn tập chương 5. Vectơ