• Giả sử ta có một mẫu số liệu là x1, x2, … , xn.
Số trung bình
(hay số trung bình cộng) của mẫu số liệu này, kí hiệu là ${\color{Blue}\overline{x}}$, được tính bởi công thức:
$\overline{x}=\frac{x_1+x_2+…+x_n}{n}$
• Giả sử mẫu số liệu được cho dưới dạng bảng tần số:
Giá trị | x1 | x2 | … | xk |
---|---|---|---|---|
Tần số | n1 | n2 | … | nk |
Khi đó, công thức tính số trung bình là:
$\overline{x}=\frac{n_1x_1+n_2x_2+…+n_kx_k}{n}$
trong đó n = n1 + n2 + … + nk. Ta gọi n là cỡ mẫu.
Chú ý: Nếu kí hiệu $f_k=\frac{n_k}{n}$ là tần số tương đối (hay tần suất) của xk trong mẫu số liệu thì công thức tính số trung bình là:
$\overline{x}=f_1x_1+f_2x_2+…+f_kx_k$.
Ý nghĩa: Số trung bình của mẫu số liệu được dùng làm đại diện cho các số liệu trong mẫu.
Số bàn thắng mà một đội bóng ghi được ở mỗi trận đấu trong một mùa giải được thống kê lại ở bảng sau:
Số bàn thắng
0
1
2
3
4
6
Số trận
5
10
5
3
2
1
Hãy xác định số bàn thắng trung bình đội đó ghi được trong một trận đấu của mùa giải.
Giải
Số trận đấu của mùa giải (cỡ mẫu) là:
n = 5 + 10 + 5 + 3 + 2 + 1 = 26 (trận).
Vậy số bàn thắng trung bình của đội đó ghi được trong một trận đấu của mùa giải là:
$\frac{5.0+10.1+5.2+3.3+2.4+1.6}{26}$ ≈ 1,65 (bàn thắng).
1) Thời gian chạy 100 mét (đơn vị: giây) của các bạn học sinh ở hai nhóm A và B được ghi lại ở bảng sau:
Nhóm A
12,2
13,5
12,7
13,1
12,5
12,9
13,2
12,8
Nhóm B
12,1
13,4
13,2
12,9
13,7
Hãy tìm trung vị của các số liệu ở bảng trên.
Giải
• Sắp xếp các số liệu ở nhóm A theo thứ tự không giảm, ta được dãy:
12,2; 12,5; 12,7; 12,8; 12,9; 13,1; 13,2; 13,5
Vì cỡ mẫu là 8 (số chẵn) nên Me của nhóm A là trung bình cộng của số liệu thứ 4 và thứ 5 của dãy,
Me = $\frac{1}{2}$.(12,8 + 12,9) = 12,85.
• Sắp xếp các số liệu ở nhóm B theo thứ tự không giảm, ta được dãy:
12,1; 12,9; 13,2; 13,4; 13,7
Vì cỡ mẫu là 5 (số lẻ) nên Me của nhóm B là số liệu thứ 3 của dãy, Me = 13,2.
2) Hãy tìm tứ phân vị của các mẫu số liệu sau:
a) 10; 13; 15; 2; 10; 19; 2; 5; 7.
b) 15; 19; 10; 5; 9; 10; 1; 2; 5; 15.
Giải
a) Sắp xếp mẫu theo thứ tự không giảm, ta được:
2; 2; 5; 7; 10; 10; 13; 15; 19.
• Vì cỡ mẫu n = 9 (số lẻ) nên Q2 là số liệu thứ 5 của dãy, Q2 = 10.
• Q1 là trung vị của mẫu: 2; 2; 5; 7. Do đó, Q1 = $\frac{1}{2}$.(2 + 5) = 3,5.
• Q3 là trung vị của mẫu: 10; 13; 15; 19. Do đó, Q3 = $\frac{1}{2}$.(13 + 15) = 14.
b) Sắp xếp mẫu theo thứ tự không giảm, ta được:
1; 2; 5; 5; 9; 10; 10; 15; 15; 19.
• Vì cỡ mẫu n = 10 (số chẵn) nên Q2 = $\frac{1}{2}$.(9 + 10) = 9,5.
• Q1 là trung vị của mẫu: 1; 2; 5; 5; 9. Do đó, Q1 = 5.
• Q3 là trung vị của mẫu: 10; 10; 15; 15; 19. Do đó, Q3 = 15.
Điểm số bài kiểm tra môn Toán của các bạn trong Tổ 1 là 6; 10; 6; 8; 7; 10. Hãy tìm mốt của số liệu điểm kiểm tra của các bạn Tổ 1.
Giải
Bảng tần số:
Điểm
6
7
8
10
Số lần
2
1
1
2
Vậy mốt của số liệu điểm kiểm tra trên là 6 và 10.
Xem thêm các bài học khác :