Bài 2. Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ

Chương 6. Thống kê

Biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ cho ta cái nhìn trực quan về dữ liệu, từ đó có thể tiến hành các thao tác đối chiếu, so sánh hay phát hiện ra những điểm không hợp lí trong mẫu số liệu.

1. Bảng số liệu

Dựa vào các thông tin đã biết và sử dụng mối liên hệ toán học giữa các số liệu, ta có thể phát hiện ra được số liệu không chính xác trong một số trường hợp.

Ví dụ

Một đội 20 thợ thủ công được chia đều vào 5 tổ. Trong một ngày, mỗi người thợ làm được 4 hoặc 5 sản phẩm. Cuối ngày, đội trưởng thống kê lại số sản phẩm mà mỗi tổ làm được ở bảng sau:

Tổ 1 2 3 4 5
Số sản phẩm 17 19 19 21 20

Đội trưởng đã thống kê đúng chưa? Tại sao?

Giải

Mỗi tổ có 20 : 5 = 4 người.

Trong một ngày, mỗi người thợ làm được 4 hoặc 5 sản phẩm nên mỗi tổ làm được từ 16 đến 20 sản phẩm.

Do đó, bảng trên ghi Tổ 4 làm được 21 sản phẩm là không chính xác.

Vậy đội trưởng thống kê chưa đúng.

2. Biểu đồ

Ví dụ

Lượng điện sinh hoạt trong tháng 1/2021 của các hộ gia đình thuộc Khu A (60 hộ), Khu B (100 hộ) và Khu C (120 hộ) được biểu diễn ở biểu đồ bên.

Hãy cho biết các phát biểu sau là đúng hay sai:

a) Mỗi khu đều tiêu thụ trên 6 000 kWh.

b) Trung bình mỗi hộ ở khu C sử dụng số điện gấp hai lần mỗi hộ ở Khu A.

bieu-do-bieu-dien-du-lieu-thong-ke

Giải

♦ Nhìn vào biểu đồ ta thấy mỗi khu đều tiêu thụ trên 6 000 kWh nên khẳng định ở câu a)đúng.

♦ Theo số liệu trong biểu đồ thì lượng điện sử dụng trung bình mỗi hộ:

• ở Khu C (120 hộ) gần $\frac{12000}{120}$ = 100 kWh;

• ở Khu A (60 hộ) gần $\frac{6000}{60}$ = 100 kWh.

Như vậy, trung bình mỗi hộ ở khu C sử dụng số điện gần bằng mỗi hộ ở Khu A. Vậy khẳng định ở câu b)sai.


Xem thêm các bài học khác :

Chương 6. Thống kê

Bài 1. Số gần đúng và sai số
Bài 2. Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ
Bài 3. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu
Bài 4. Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu
Ôn tập chương 6. Thống kê