Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD.
a) Chỉ ra các vectơ có điểm đầu là S và điểm cuối là các đỉnh của đa giác đáy.
b) Tìm các vectơ có độ dài bằng độ dài của vectơ $\overrightarrow{SA}$.
c) Tìm các vectơ đối của vectơ $\overrightarrow{CB}$.
Giải
Hình chóp tứ giác đều S.ABCD nên có đáy là hình vuông ABCD; các cạnh bên SA, SB, SC, SD bằng nhau.
a) Các vectơ có điểm đầu là S và điểm cuối là các đỉnh của đa giác đáy: $\overrightarrow{SA},\;\overrightarrow{SB},\;\overrightarrow{SC},\;\overrightarrow{SD}$.
b) Ta có SA = SB = SC = SD nên các vectơ có độ dài bằng độ dài của vectơ $\overrightarrow{SA}$ là:
$\overrightarrow{SB},\;\overrightarrow{BS},\;\overrightarrow{SC},\;\overrightarrow{CS},\;\overrightarrow{SD},\;\overrightarrow{DS}$.
c) Xét hình vuông ABCD, hai vectơ $\overrightarrow{CB}$ và $\overrightarrow{AD}$ ngược hướng và có độ dài bằng nhau nên $\overrightarrow{AD}$ là vectơ đối của $\overrightarrow{CB}$.
Hai vectơ $\overrightarrow{CB}$ và $\overrightarrow{BC}$ ngược hướng và có độ dài bằng nhau nên $\overrightarrow{BC}$ là vectơ đối của $\overrightarrow{CB}$.
Vậy các vectơ đối của $\overrightarrow{CB}$ là $\overrightarrow{AD},\;\overrightarrow{BC}$.
Trong không gian, cho hai vectơ $\overrightarrow{a},\;\overrightarrow{b}$. Lấy điểm O bất kì và hai điểm A, B sao cho $\overrightarrow{OA}=\overrightarrow{a},\;\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{b}$. Ta gọi $\overrightarrow{OB}$ là tổng của hai vectơ
$\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$, kí hiệu ${\color{Blue}\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}}$.
Phép lấy tổng của hai vectơ gọi là phép cộng vectơ
. (Hình 6)
Nhận xét: Phép cộng vectơ trong không gian cũng có các tính chất như phép cộng vectơ trong mặt phẳng.
• Tính chất giao hoán: ${\color{Blue}\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}=\overrightarrow{b}+\overrightarrow{a}}$;
• Tính chất kết hợp: ${\color{Blue}\left(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}\right)+\overrightarrow{c}=\overrightarrow{a}+\left(\overrightarrow{b}+\overrightarrow{c}\right)}$;
• Với mọi vectơ $\overrightarrow{a}$, ta luôn có: ${\color{Blue}\overrightarrow{a}+\overrightarrow{0}=\overrightarrow{0}+\overrightarrow{a}=\overrightarrow{a}}$.
Chú ý: Từ tính chất kết hợp, ta có ${\color{Blue}\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}+\overrightarrow{c}=\left(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}\right)+\overrightarrow{c}}$.
Quy tắc ba điểm (Hình 7a), quy tắc hình bình hành (Hình 7b) vẫn đúng với các vectơ trong không gian.
• Với ba điểm A, B, C ta có ${\color{Blue}\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}=\overrightarrow{AC}}$.
• ABCD là hình bình hành thì ta có ${\color{Blue}\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}=\overrightarrow{AC}}$.
Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Ta có ${\color{Blue}\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AD}+\overrightarrow{AA'}=\overrightarrow{AC'}}$. (Hình 10)
Trong không gian, cho hai vectơ $\overrightarrow{a},\;\overrightarrow{b}$. Ta gọi ${\color{Blue}\overrightarrow{a}+(\overrightarrow{-b})}$ là hiệu của hai vectơ
$\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$, kí hiệu ${\color{Blue}\overrightarrow{a}-\overrightarrow{b}}$.
Phép lấy hiệu của hai vectơ gọi là phép trừ vectơ
.
Trong không gian, với ba điểm A, B, C ta có ${\color{Blue}\overrightarrow{AB}-\overrightarrow{AC}=\overrightarrow{CB}}$. (Hình 15)
Cho tứ diện ABCD có M và N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Tìm các vectơ:
a) $\overrightarrow{BM}+\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{ND}$;
b) $\overrightarrow{AD}-\overrightarrow{AM}+\overrightarrow{NC}$.
Giải
a) M là trung điểm của AB nên $\overrightarrow{BM}=\overrightarrow{MA}$,
N là trung điểm của DC nên $\overrightarrow{ND}=\overrightarrow{CN}$, suy ra
$\overrightarrow{BM}+\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{ND}=\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{CN}$ =
= $\overrightarrow{MC}+\overrightarrow{CN}=\overrightarrow{MN}$.
b) N là trung điểm của DC nên $\overrightarrow{NC}=\overrightarrow{DN}$, suy ra
$\overrightarrow{AD}-\overrightarrow{AM}+\overrightarrow{NC}=\overrightarrow{MD}+\overrightarrow{NC}$ =
= $\overrightarrow{MD}+\overrightarrow{DN}=\overrightarrow{MN}$.
Trong không gian, cho số thực k ≠ 0 và vectơ $\overrightarrow{a}\neq\overrightarrow{0}$.
Tích của số k với vectơ $\overrightarrow{a}$ là một vectơ, kí hiệu ${\color{Blue}k\overrightarrow{a}}$, cùng hướng với $\overrightarrow{a}$ nếu k > 0, ngược hướng với $\overrightarrow{a}$ nếu k < 0 và có độ dài bằng ${\color{Blue}|k|.|\overrightarrow{a}|}$.
Phép lấy tích của một số với một vectơ goi là phép nhân một số với một vectơ.
Quy ước: ${\color{Blue}0.\overrightarrow{a}=\overrightarrow{0}}$ và ${\color{Blue}k.\overrightarrow{0}=\overrightarrow{0}}$.
a) Với hai vectơ $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$ bất kì, với mọi số h và k, ta có:
• ${\color{Blue}k\left(\overrightarrow{a}+\overrightarrow{b}\right)=k\overrightarrow{a}+k\overrightarrow{b}}$;
• ${\color{Blue}(h+k)\overrightarrow{a}=h\overrightarrow{a}+k\overrightarrow{a}}$;
• ${\color{Blue}h(k\overrightarrow{a})=(hk)\overrightarrow{a}}$;
• ${\color{Blue}1.\overrightarrow{a}=\overrightarrow{a}}$;
• ${\color{Blue}(-1).\overrightarrow{a}=-\overrightarrow{a}}$.
b) ${\color{Blue}k.\overrightarrow{a}=\overrightarrow{0}}$ ⇔ ${\color{Blue}\overrightarrow{a}=\overrightarrow{0}}$ hoặc k = 0.
c) Hai vectơ $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}\;\left(\overrightarrow{b}\neq\overrightarrow{0}\right)$ cùng phương khi và chỉ khi có số k sao cho ${\color{Blue}\overrightarrow{a}=k\overrightarrow{b}}$.
d) Ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi có số k khác 0 để ${\color{Blue}\overrightarrow{AB}=k\overrightarrow{AC}}$.
Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' có M là trung điểm của BB' (Hình 20). Đặt $\overrightarrow{CA}=\overrightarrow{a},\overrightarrow{CB}=\overrightarrow{b},\overrightarrow{CC'}=\overrightarrow{c}$.
Chứng minh rằng $\overrightarrow{AM}=\overrightarrow{b}-\overrightarrow{a}+\frac{1}{2}\overrightarrow{c}$.
Giải
ABC.A'B'C' là hình lăng trụ nên $\overrightarrow{CC'}=\overrightarrow{BB'}$,
M là trung điểm của BB' nên $\frac{1}{2}\overrightarrow{BB'}=\overrightarrow{BM}$,
do đó, $\frac{1}{2}\overrightarrow{CC'}=\overrightarrow{BM}$ suy ra
$\overrightarrow{b}-\overrightarrow{a}+\frac{1}{2}\overrightarrow{c}=\overrightarrow{CB}-\overrightarrow{CA}+\frac{1}{2}\overrightarrow{CC'}$ =
= $\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BM}=\overrightarrow{AM}$.
Vậy $\overrightarrow{AM}=\overrightarrow{b}-\overrightarrow{a}+\frac{1}{2}\overrightarrow{c}$.
Trong không gian, cho $\overrightarrow{u}$ và $\overrightarrow{v}$ là hai vectơ khác vectơ $\overrightarrow{0}$. Lấy một điểm A bất kì, gọi B và C là hai điểm sao cho $\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{u},\;\overrightarrow{AC}=\overrightarrow{v}$. Khi đó, ta gọi ${\color{Blue}\widehat{BAC}}$ là góc giữa hai vectơ $\overrightarrow{u}$ và $\overrightarrow{v}$, kí hiệu ${\color{Blue}\left(\overrightarrow{a},\;\overrightarrow{b}\right)}$. (Hình 23)
• 0° ≤ $\left(\overrightarrow{a},\;\overrightarrow{b}\right)$ ≤ 180°;
• Nếu $\left(\overrightarrow{a},\;\overrightarrow{b}\right)$ = 90° thì ta nói $\overrightarrow{u}$ và $\overrightarrow{v}$, kí hiệu ${\color{Blue}\overrightarrow{u}\bot\overrightarrow{v}}$.
Trong không gian, cho hai vectơ $\overrightarrow{u}$ và $\overrightarrow{v}$ khác $\overrightarrow{0}$.
Tích vô hướng của hai vectơ $\overrightarrow{u}$ và $\overrightarrow{v}$ là một số, kí hiệu ${\color{Blue}\overrightarrow{u}.\overrightarrow{v}}$, được xác định bởi công thức
${\color{Blue}\overrightarrow{u}.\overrightarrow{v}=|\overrightarrow{u}|.|\overrightarrow{v}|.cos(\overrightarrow{u},\overrightarrow{v})}$.
a) $\overrightarrow{u}=\overrightarrow{0}$ hoặc $\overrightarrow{v}=\overrightarrow{0}$, ta quy ước ${\color{Blue}\overrightarrow{u}.\overrightarrow{v}=0}$.
b) • ${\color{Blue}\overrightarrow{u}.\overrightarrow{u}=\overrightarrow{u}^2=\left|\overrightarrow{u}\right|^2}$;
• ${\color{Blue}\overrightarrow{u}^2\geq0,\overrightarrow{u}^2=0\Leftrightarrow\overrightarrow{u}=\overrightarrow{0}}$.
c) Với $\overrightarrow{u}$ và $\overrightarrow{v}$ khác $\overrightarrow{0}$, ta có:
• ${\color{Blue}\cos(\overrightarrow{u},\overrightarrow{v})=\frac{\overrightarrow{u}.\overrightarrow{v}}{|\overrightarrow{u}|.|\overrightarrow{v}|}}$;
• ${\color{Blue}\overrightarrow{u}\bot\overrightarrow{v}\Leftrightarrow\overrightarrow{u}.\overrightarrow{v}=0}$.
Trong không gian, với ba vectơ $\overrightarrow{a},\;\overrightarrow{b},\;\overrightarrow{c}$ và số k, ta có:
• ${\color{Blue}\overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}=\overrightarrow{b}.\overrightarrow{a}}$;
• ${\color{Blue}\overrightarrow{a}.\left(\overrightarrow{b}+\overrightarrow{c}\right)=\overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}+\overrightarrow{a}.\overrightarrow{c}}$;
• ${\color{Blue}(k\overrightarrow{a}).\overrightarrow{b}=k(\overrightarrow{a}.\overrightarrow{b})=\overrightarrow{a}.(k\overrightarrow{b})}$.
1) Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D'. Xác định góc $\left(\overrightarrow{AC},\;\overrightarrow{B'D'}\right),\;\left(\overrightarrow{A'A},\;\overrightarrow{CB'}\right)$.
Giải
• Ta có $\overrightarrow{B'D'}=\overrightarrow{BD}$ và AC ⊥ BD nên $\left(\overrightarrow{AC},\;\overrightarrow{B'D'}\right)=\left(\overrightarrow{AC},\;\overrightarrow{BD}\right)$ = 90°.
• Lấy M ∈ CC' sao cho $\overrightarrow{A'A}=\overrightarrow{CM}$.
Ta có $\left(\overrightarrow{A'A},\;\overrightarrow{CB'}\right)=\left(\overrightarrow{CM},\;\overrightarrow{CB'}\right)$ =
= $\widehat{MCB'}=180^o-\widehat{C'CB'}$ = 180° - 45° = 135°.
2) Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh bằng 1. Tính các tích vô hướng: $\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{A'C'},\;\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{CC'}$.
Giải
• $\left(\overrightarrow{AB},\;\overrightarrow{A'C'}\right)=\left(\overrightarrow{AB},\;\overrightarrow{AC}\right)=\widehat{BAC}$ = 45°,
ta có $\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{A'C'}=|\overrightarrow{AB}|.|\overrightarrow{A'C'}|.cos(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{A'C'})$ =
= AB.A'C'.cos45° = 1.$\sqrt{2}.\frac{\sqrt{2}}{2}$ = 1.
(A'B'C'D' là hình vuông cạnh bằng 1 nên A′C′ = $\sqrt{2}$.)
• CC' ⊥ AB (vì CC' ⊥ mp(ABCD) ) ⇒ $\overrightarrow{AB}\bot\overrightarrow{CC'}$, do đó $\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{CC'}$ = 0.
Xem thêm các bài học khác :