1. Hàm số bậc hai

Hàm số bậc hai theo biến x là hàm số cho bởi công thức có dạng y = f(x) = ax2 + bx + c, trong đó a, b, c là các số thực và a ≠ 0.

Tập xác định của hàm số bậc hai là ℝ.

Ví dụ

Cho các hàm số:

a) y = 2x(x – 3);   b) y = x(x2 + 2) – 5;   c) y = -5(x + 1)(x – 4).

Hàm số nào là hàm số bậc hai?

Giải

Hàm số bậc hai y = f(x) có dạng: y = ax2 + bx + c (với a ≠ 0).

a) y = 2x(x – 3) = 2x2 – 6x là hàm số bậc hai (với a = 2, b = -6, c = 0).

b) y = x(x2 + 2) – 5 = x3 + 2x – 5 không phải là hàm số bậc hai.

c) y = -5(x + 1)(x – 4) = -5x2  + 15x + 20 là hàm số bậc hai (với a = -5, b = 15, c = 20).

2. Đồ thị hàm số bậc hai

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c (với a ≠ 0) là một parabol (P):

• Có tọa độ đỉnh S là ${\color{Blue}\left(\frac{-b}{2a};\frac{-∆}{4a}\right)}$;

• Có trục đối xứngđường thẳng ${\color{Blue}x=\frac{-b}{2a}}$;

• Có bề lõm quay lên trên nếu a > 0quay xuống dưới nếu a < 0;

• Cắt trục tung tại điểm có tọa độ (0 ; c).

• Nếu ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm x1, x2 thì (P) cắt trục hoành tại hai điểm (x1 ; 0)(x2 ; 0) (xem Hình 3).

do-thi-ham-so-bac-hai

Ví dụ

Vẽ đồ thị hàm số y = x2 – 4x + 3.

Giải

Đồ thị của y = x2 – 4x + 3 là một parabol (P):

• Có đỉnh S(2 ; -1);

• Có trục đối xứng là đường thẳng x = 2;

• Cắt trục tung tại điểm (0; 3); cắt trục hoành tại hai điểm (1 ; 0) và (3 ; 0).

thuc-hanh-2-trang-52-toan-10-tap-1-CTST

3. Sự biến thiên của hàm số bậc hai

Dựa vào đồ thị hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c (với a ≠ 0), ta có bảng tóm tắt về sự biến thiên của hàm số này như sau:

a > 0

Hàm số nghịch biến trên khoảng $\left(-∞;\frac{-b}{2a}\right)$ và đồng biến trên khoảng $\left(\frac{-b}{2a};+∞\right)$.

Bảng biến thiên:

x y +∞ -∞ +∞ +∞ 2a -b 4a -∆

a < 0

Hàm số đồng biến trên khoảng $\left(-∞;\frac{-b}{2a}\right)$ và nghịch biến trên khoảng $\left(\frac{-b}{2a};+∞\right)$.

Bảng biến thiên:

x y -∞ -∞ +∞ -∞ 2a -b 4a -∆

Chú ý: Từ bảng biến thiên của hàm số bậc hai, ta thấy:

• Khi a > 0, hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng ${\color{Blue}\frac{-∆}{4a}}$ tại $x=\frac{-b}{2a}$ và hàm số có tập giá trịT = [ $\frac{-∆}{4a}$ ; +∞ ).

• Khi a < 0, hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng ${\color{Blue}\frac{-∆}{4a}}$ tại $x=\frac{-b}{2a}$ và hàm số có tập giá trịT = ( -∞ ; $\frac{-∆}{4a}$ ].

Ví dụ

Tìm khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của hàm số y = 2x2 – 6x + 11. Hàm số có thể đạt giá trị bằng -1 không? Tại sao?

Giải

Đồ thị hàm số y = 2x2 – 6x + 11 (với a = 2 > 0) có tọa độ đỉnh $S\left(\frac{3}{2};\frac{13}{2}\right)$.

Do đó, hàm số nghịch biến trên khoảng (-∞ ; $\frac{3}{2}$) và đồng biến trên khoảng ($\frac{3}{2}$ ; +∞).

Hàm số đạt giá trị nhỏ nhất là $\frac{13}{2}$ tại x = $\frac{3}{2}$ (hay y ≥ $\frac{13}{2}$) nên hàm số không thể đạt giá trị bằng -1.


Xem thêm các bài học khác :

Chương 3. Hàm số bậc hai và đồ thị

Bài 1. Hàm số và đồ thị
Bài 2. Hàm số bậc hai
Ôn tập chương 3. Hàm số bậc hai và đồ thị