Bài 1. Mệnh đề toán học

Chương I. Mệnh đề toán học. Tập hợp

1. Mệnh đề toán học

Mỗi mệnh đề toán học phải hoặc đúng hoặc sai. Một mệnh đề toán học không thể vừa đúng vừa sai.

Khi mệnh đề toán học là đúng, ta gọi là mệnh đề đúng.

Khi mệnh đề toán học là sai, ta gọi là mệnh đề sai.

Ví dụ

a) Nêu hai ví dụ về mệnh đề toán học.

b) Nêu ví dụ về một mệnh đề đúng và một mệnh đề sai.

Giải

a) Hai ví dụ về mệnh đề toán học là:

• Tích của 2 và 3 là 6.

• Tổng số đo của bốn góc trong một tứ giác bằng 360°.

b) Mệnh đề đúng: "Tổng của 2 và 3 là 5".

Mệnh đề sai: "10 chia hết cho 3".

2. Mệnh đề chứa biến

Trong mệnh đề toán học có chứa biến n, x, y, ... ta gọi là mệnh đề chứa biến.

Ta thường kí hiệu mệnh đề chứa biến nP(n); mệnh đề chứa biến x, yP(x, y); …

Ví dụ

Nêu ví dụ về mệnh đề chứa biến.

Giải

Các mệnh đề chứa biến:

• x + 2 = 0, với x là số thực.

• n > 0, với n là số nguyên tố.

3. Phủ định của một mệnh đề

Cho mệnh đề P. Mệnh đề "Không phải P" được gọi là mệnh đề phủ định của P và kí hiệu là $\overline{P}$.

Mệnh đề $\overline{P}$ đúng khi P sai.

Mệnh đề $\overline{P}$ sai khi P đúng.

Ví dụ

Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và nhận xét tính đúng sai của mệnh đề phủ định đó.

P: “5,15 là một số hữu tỉ”;

Q: “2 023 là số chẵn”.

Giải

$\overline{P}$ : “5,15 không phải là một số hữu tỉ” và $\overline{P}$ sai.

$\overline{Q}$ : “2 023 không phải là số chẵn” và $\overline{Q}$ đúng.

Chú ý: Để phủ định một mệnh đề (có dạng phát biểu như trên), ta chỉ cần thêm (hoặc bớt) từ "không" (hoặc "không phải") vào trước vị ngữ của mệnh đề đó.

4. Mệnh đề kéo theo

Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề "Nếu P thì Q" được gọi là mệnh đề kéo theo và kí hiệu là P ⇒ Q.

Mệnh đề P ⇒ Q sai khi P đúng và Q saiđúng trong các trường hợp còn lại.

Nhận xét:

• Tùy theo nội dung cụ thể, mệnh đề P ⇒ Q còn được phát biểu là "P kéo theo Q" hay "P suy ra Q" hay " P nên Q" …

• Các định lí toán học là những mệnh đề đúng và thường phát biểu ở dạng mệnh đề kéo theo P ⇒ Q. Khi đó ta nói:

Pgiả thuyết, Qkết luận của định lí;

Pđiều kiện đủ để có Q, hoặc Qđiều kiện cần để có P.

Ví dụ

Hãy phát biểu một định lí toán học ở dạng mệnh đề kéo theo P ⇒ Q.

Giải

P: "hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba".

Q: "hai đường thẳng song song với nhau".

Mệnh đề kéo theo P ⇒ Q (định lí): "Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau".

5. Mệnh đề đảo. Hai mệnh đề tương đương

• Mệnh đề Q ⇒ P được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề P ⇒ Q.

• Nếu cả hai mệnh đề P ⇒ Q và Q ⇒ P đều đúng thì ta nói PQhai mệnh đề tương đương, kí hiệu P ⇔ Q.

Trong toán học, những câu khẳng định đúng phát biểu ở dạng "P ⇔ Q" cũng được coi là một mệnh đề toán học, gọi là mệnh đề tương đương.

Nhận xét: Mệnh đề P ⇔ Q có thể phát biểu ở những dạng như sau:

tương đương Q;

P là điều kiện cần và đủ để có Q;

khi và chỉ khi Q;

nếu và chỉ nếu Q.

Ví dụ

Cho tam giác ABC. Từ các mệnh đề:

P: “Tam giác ABC đều”, Q: “Tam giác ABC cân và có một góc bằng 60° ”, hãy phát biểu hai mệnh đề P ⇒ Q và Q ⇒ P và xác định tính đúng sai của mỗi mệnh đề đó.

Nếu cả hai mệnh đề trên đều đúng, hãy phát biểu mệnh đề tương đương.

Giải

• Mệnh đề P ⇒ Q: “Nếu tam giác ABC đều thì tam giác ABC cân và có một góc bằng 60° ”. Đây là mệnh đề đúng.

• Mệnh đề Q ⇒ P: “Nếu tam giác ABC cân và có một góc bằng 60° thì tam giác ABC đều”. Đây là mệnh đề đúng.

Hai mệnh đề P ⇒ Q và Q ⇒ P đều đúng. Ta có, mệnh đề tương đương P ⇔ Q: “Tam giác ABC đều khi và chỉ khi tam giác ABC cân và có một góc bằng 60° ”.

6. Kí hiệu ∀ và ∃

Kí hiệu  đọc là với mọi. Phát biểu "Với mọi số tự nhiên n", viết là ∀n ∈ ℕ.

Kí hiệu  đọc là: tồn tại, có một, tồn tại một, có ít nhất một, tồn tại ít nhất một. Phát biểu "Tồn tại số tự nhiên n", viết là ∃n ∈ ℕ.

Cho mệnh đề "P(x), x ∈ X".

• Phủ định của mệnh đề "∀x ∈ X, P(x)" là mệnh đề "∃x ∈ X, $\overline{P(x)}$".

• Phủ định của mệnh đề "∃x ∈ X, P(x)" là mệnh đề "∀x ∈ X, $\overline{P(x)}$".

Ví dụ

Phát biểu mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau:

a) Tồn tại số nguyên chia hết cho 3;

b) Mọi số thập phân đều viết được dưới dạng phân số.

Giải

a) Phủ định của “Tồn tại số nguyên chia hết cho 3” là: “Mọi số nguyên không chia hết cho 3”. 

b) Phủ định của “Mọi số thập phân đều viết được dưới dạng phân số” là: “Tồn tại số thập phân không viết được dưới dạng phân số”.


Xem thêm các bài học khác :

Chương I. Mệnh đề toán học. Tập hợp

Bài 1. Mệnh đề toán học
Bài 2. Tập hợp. Các phép toán trên tập hợp
Ôn tập chương I. Mệnh đề toán học. Tập hợp