1. Khái niệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, ybất phương trình có một trong các dạng

ax + by + c < 0ax + by + c > 0ax + by + c ≤ 0ax + by + c ≥ 0,

trong đó a, b, c là những số cho trước; a, b không đồng thời bằng 0x, y là hai ẩn.

Ví dụ

Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất hai ẩn?

a) 2x – 3y + 1 ≤ 0;   b) x – 3y + 1 ≥ 0;   c) y – 5 > 0;   d) x – y2 + 1 > 0.

Giải

Các bất phương trình a), b), c) là các bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

Bất phương trình d) không phải là bất phương trình bậc nhất hai ẩn vì có chứa y2.

Chú ý: bất phương trình y – 5 > 0 có a = 0, b = 1 và c = -5.

2. Nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Xét bất phương trình ax + by + c < 0.

Mỗi cặp số (x0 ; y0) thỏa mãn ax0 + by0 + c < 0 được gọi là một nghiệm của bất phương trình đã cho.

Chú ý: Nghiệm của các bất phương trình ax + by + c > 0ax + by + c ≤ 0ax + by + c ≥ 0 được định nghĩa tương tự.

Ví dụ

Cặp số nào sau đây là nghiệm của bất phương trình 4x – 7y – 28 ≥ 0.

a) (9 ; 1);    b) (2 ; 6);    c) (0 ; -4).

Giải

a) 4.9 – 7.1 – 28 = 1 > 0 nên (9 ; 1) là nghiệm của bất phương trình 4x – 7y – 28 ≥ 0.

b) 4.2 – 7.6 – 28 = -62 < 0 nên (2 ; 6) không phải là nghiệm của bất phương trình 4x – 7y – 28 ≥ 0.

c) 4.0 – 7.(-4) – 28 = 0 nên (0 ; – 4) là nghiệm của bất phương trình 4x – 7y – 28 ≥ 0.

3. Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập hợp các điểm (x0 ; y0) sao cho ax0 + b0 + c < 0 được gọi là miền nghiệm của bất phương trình ax + by + c < 0.

Ta biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình ax + by + c < 0   (1) như sau:

Bước 1. Trên mặt phẳng Oxy, vẽ đường thẳng ax + by + c = 0.

Bước 2. Lấy một điểm M(x0 ; y0) ∉ ∆. Tính ax0 + by0 + c.

Bước 3. Kết luận

• Nếu ax0 + by0 + c < 0 thì miền nghiệm của bất phương trình (1) là nửa mặt phẳng (không kể bờ ∆) chứa M.

• Nếu ax0 + by0 + c > 0 thì miền nghiệm của bất phương trình (1) là nửa mặt phẳng (không kể bờ ∆) không chứa M.

Chú ý: Đối với bất phương trình dạng ax + by + c ≤ 0 (hoặc ax + by + c ≥ 0) thì miền nghiệm kể cả bờ ∆.

Ví dụ

Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình x – y –  2 ≥ 0.

Giải

Vẽ đường thẳng ∆ : x –  y – 2 =  0 đi qua hai điểm A(0 ; -2); B(2 ; 0).

Xét O(0 ; 0), Ta thấy 0 –  0 – 2 < 0 nên không phải là nghiệm của x –  y – 2 ≥ 0.

Vậy miền nghiệm của x –  y – 2 ≥ 0 là nửa mặt phẳng kể cả bờ ∆, không chứa điểm O (miền được tô màu trong Hình).

thuc-hanh-3-trang-32-toan-10-tap-1-CTST


Xem thêm các bài học khác :

Chương 2. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Bài 1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài 2. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Bài tập chương 2. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn